Tin mới

Hướng dẫn sơ cứu trẻ ngạt nước, khi ngưng tim ngưng thở

Thứ tư, 08/03/2017, 09:03 (GMT+7)

Rất nhiều trẻ bị ngạt nước đến viện vẫn không thể qua khỏi vì không được sơ cứu đúng cách ngay khi xảy ra tai nạn. Nếu gia đình phát hiện sớm và biết cách sơ cứu kịp thời cho con trước khi đưa đến viện thì cuộc đời bé đã không quá ngắn ngủi.

Rất nhiều trẻ bị ngạt nước đến viện vẫn không thể qua khỏi vì không được sơ cứu đúng cách ngay khi xảy ra tai nạn. Nếu gia đình phát hiện sớm và biết cách sơ cứu kịp thời cho con trước khi đưa đến viện thì cuộc đời bé đã không quá ngắn ngủi. 

[mecloud]TpESVdCuWY[/mecloud]

Theo bác sĩ Đinh Tấn Phương - Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, đa số trẻ bị ngạt nước nếu ngưng tim ngưng thở quá 4 phút sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến não. Nếu tình trạng ngưng thở quá 10 phút, nạn nhân hầu như vô phương cứu chữa, khó tránh nguy cơ tử vong.

Nếu trường hợp may mắn giữ được mạng sống thì sẽ để lại di chứng nặng nề, phải sống đời sống thực vật. Trong khi đó ngạt nước do ngã chúi đầu vào xô, lu đựng nước, chậu nước, hòn non bộ, là tai nạn rất thường gặp cho trẻ nhỏ. 

Trong trường hợp phát hiện trẻ gặp nạn: "Cần sơ cấp cứu cho trẻ bằng cách nhồi tim, hà hơi thổi ngạt trong thời gian vàng 4 phút đầu là cực kỳ quan trọng vì sẽ giúp cung cấp máu và oxy lên não kịp thời", bác sĩ Phương khuyến cáo.

Sau khi sơ cứu ban đầu và gọi cấp cứu 115, trên đường đưa trẻ đến cơ sở y tế cần tiếp tục ấn tim hà hơi thổi ngạt liên tục không được gián đoạn.

Những trường hợp hóc dị vật, ngạt nước rất thường gặp. Trẻ thường được đưa đến bệnh viện khi đã quá muộn, bởi người nhà không biết cách cấp cứu ngưng tim, ngưng thở.

Vì vậy, các bậc phụ huynh nên trang bị cho mình những kiến thức cơ như: xử lý hóc dị vật, sặc sữa, ngạt nước…. Ngoài ra, những kiến thức này hy vọng sẽ được đưa vào giáo dục phổ thông ở nhà trường để mọi người đều biết. Như vậy, sẽ cứu được thêm nhiều sinh mạng.

Đức Hòa (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news