Tin mới

Hương vị ngày giáp Tết bình yên trên làng quê

Thứ bảy, 06/02/2016, 08:27 (GMT+7)

Năm mới đang đến gần cũng là lúc người dân tất bật chuẩn bị gói bánh chưng, sắm đồ để có được một Tết Bính Thân hạnh phúc, rực rỡ.

Năm mới đang đến gần cũng là lúc người dân tất bật chuẩn bị gói bánh chưng, sắm đồ để có được một Tết Bính Thân hạnh phúc, rực rỡ.

Tạm lắng lại những ồn ào của phố thị, hãy cùng cảm nhận hương vị Tết xưa trên một vùng quê yên bình. 

Không náo nhiệt như thành thị, chợ Tết ở quê không náo nhiệt, hay quá đông người. Những gian hàng cũng nhỏ hơn so với các chợ lớn. Tuy nhiên, so với những ngày thường, phiên chợ quê họp những ngày giáp Tết diễn ra khá nhộn nhịp.

Một góc nhỏ nơi chợ quê bình yên. Ảnh Q.Huy

Những ngày Tết, người dân thường mua hoa cúc để cắm. Ảnh Q.Huy
Hoa quả là lựa chọn được nhiều người mua. Ảnh Q.Huy
Ban thờ ngày Tết không thể thiếu vàng mã và hoa. Ảnh Q.Huy
Lá dong gói bánh chưng, quả cau để bày lễ là những đồ quen thuộc của người dân quê mỗi dịp Tết. Ảnh Q.Huy

Bên cạnh không gian bình yên nơi góc chợ quê, hình ảnh nồi bánh chưng bên bếp lửa cũng gợi lại trong ta những ký ức về Tết xưa.

Trong mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng là món ăn không thể thiếu. Phong tục gói bánh chưng là một trong những giá trị truyền thống trường tồn cùng thời gian, tồn tại ở nước ta từ thời đại Hùng Vương.

Lá dong được rửa sạch để ráo, gạo nếp được ngâm kỹ. Ảnh Q.Huy
Đỗ được nắm thành nắm nhỏ, thịt lợn và hành. Ảnh Q.Huy
Công việc gói bánh thường có hai người. Một người gói và người cắt lá. Ảnh Q.Huy
Gạo nếp, đỗ, thịt lợn là ba thành phần không thể thiếu cho một chiếc bánh chưng. Ảnh Q.Huy
Nồi bánh chưng được luộc bằng bếp củi sẽ ngon hơn. Hình ảnh bếp lửa luôn đem lại sự ấm áp cho những người con xa quê. Ảnh Q.Huy

Theo người xưa, bánh chưng tượng trung cho đất. Trong đó, màu xanh là màu của cây, đỗ xanh là hoa quả, thịt lợn đại diện cho muông thú, gạo nếp đại diện cho con người. Màu xanh của bánh chưng được tạo ra từ lá dong. Trước khi gói bánh, lá dong phải được rửa thật xong để khô nước. 

Ở quê, hiện nay người dân vẫn giữ gìn phong tục gói bánh chưng vào mỗi dịp 27, 28 Tết. Sau khi gói bánh chưng, trẻ em quây quần bên bếp lửa ấm cũng. Đây là những nét đẹp văn hóa được người dân lưu giữ đến ngày nay.

Quốc Huy

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news