Tin mới

Không được làm bố vì vợ "quên"... ly hôn chồng cũ

Thứ sáu, 26/12/2014, 11:13 (GMT+7)

 3 đứa con anh V. không được khai sinh theo họ bố vì trong thời gian sinh các cháu, chị Q. chưa ly hôn với chồng cũ.

 3 đứa con anh V. không được khai sinh theo họ bố vì trong thời gian sinh các cháu, chị Q. chưa ly hôn với chồng cũ. 

Đó là trường hợp vướng mắc về giấy khai sinh cho các con củachị Tôn Nữ Chiêu Q. (sinh năm 1977, ngụ tổ 2B, phương Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) và anh Trần Quốc V. (sinh năm 1976, ngụ phường Hòa An, quận Cẩm Lệ). 

Theo tin tức từ báo Pháp luật VN, sau khi không thể chung sống với chồng cũ, chị Q. đã sống cùng anh V., sinh ra 3 đứa con. Chỉ vì những vướng mắc trong hôn nhân của người mẹ, mà những đứa con sinh ra bị ép buộc khai sinh theo tên người bố trong hôn thú của mẹ, chứ không phải bố đẻ thực sự của chúng. 

Cả 3 cháu bé từ khi ra đời cho đến nay không giấy tờ, không được hưởng quyền lợi gì của xã hội… 

Không được làm bố vì vợ

Các con của chị Q. đến nay vẫn không có giấy khai sinh và mất luôn các quyền của trẻ em. (Ảnh: Báo Pháp luật VN).

Cụ thể, khi vợ chồng chị Q. đăng ký khai sinh cho con, các cán bộ hộ tịch đã cho rằng dù các cháu thực tế là con của chị Q. và anh V., nhưng vì cháu sinh ra trong thời điểm chị Q. và chồng cũ chưa ly hôn (năm 2007) nên mặc nhiên cả 3 cháu đều trở thành con của... chồng cũ chị Q.. Bởi Điều 21 Nghị định 70 hướng dẫn chi tiết Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 quy định: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày người chồng chết hoặc có bản án quyết định ly hôn là con của người đó”. 

Căn cứ theo quy định này, cán bộ phường hướng dẫn vợ chồng chị Q. làm thủ tục khai sinh cho các cháu, nhưng phần cha phải đứng tên... chồng cũ của chị. 

Cán bộ hướng dẫn, cứ đăng ký như vậy trước, sau đó đến TAND quận làm thủ tục xin xác nhận cha con. Trên cơ sở phán quyết của Tòa, UBND sẽ làm thủ tục thay đổi hộ tịch. 

Tuy nhiên, khi chị Q. đến Tòa án để nộp hồ sơ xin xác định lại cha cho con, nhưng Tòa trả lời “không có tranh chấp nên Tòa không giải quyết”. Mang ý kiến này về báo lại với cán bộ phường, không được chấp nhận. 

 Chị Q. một lần nữa quay lại Tòa nhờ hướng dẫn, được cho biết, muốn xác định ADN phải chi phí gần 10 triệu đồng/cháu. Vì không có tiền, người mẹ nghèo rớt nước mắt xin rút hồ sơ.

Những đứa trẻ đã lớn lên mà không có giấy khai sinh, không được hưởng bất cứ quyền lợi gì và gặp không ít rắc rối. 

Một năm sau, chị Q. tiếp tục gửi đơn cầu cứu đề nghị xử lý “về việc xin được đăng ký khai sinh cha mẹ đẻ cho con đẻ”. Ngày 19/8/2014, UBND phường đã mở cuộc họp, triệu tập đầy đủ các bên liên quan.

Tại đây, chồng cũ thừa nhận, anh chỉ có 3 người con chung với chị Q. đã được công nhận tại quyết định ly hôn. Ngoài ra, anh cũng ký vào biên bản cam kết thể hiện, các cháu sinh năm 2007, 2010 và 2013 không phải con của anh, đồng thời cũng đề nghị “các ban ngành tạo điều kiện để 3 cháu khai sinh theo đúng tên cha đẻ”. 

Từ đó, UBND phường có tờ trình gửi Sở Tư pháp TP Đà Nẵng, UBND quận và Phòng Tư pháp quận, đề nghị cho phép phường làm đăng ký khai sinh cho các cháu theo đúng tên cha mẹ đẻ. 

Tuy nhiên, trong Công văn của Sở Tư pháp và UBND quận gửi về, vẫn tiếp tục yêu cầu phường mời chị Q. và những người có liên quan đến hướng dẫn, giải thích về trách nhiệm đăng ký khai sinh theo quy định pháp luật tại Khoản 1 Điều 63 Luật Hôn nhân & Gia đình; vận động chị Q. đăng ký cho 3 đứa con và phần khai sinh về cha của chúng có tên là... chồng cũ chị Q.. 

Linh San (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news