Tin mới

Cuộc đối thoại thẳng thắn giữa bí thư Đinh La Thăng và giám đốc Vinamilk

Thứ năm, 03/03/2016, 09:48 (GMT+7)

Cuộc trò chuyện giữa Bí thư thành ủy TP.HCM  - ông Đinh La Thăng và doanh nhân nổi tiếng bà Mai Kiều Liên đã cho thấy sự đổi mới trong cách làm việc, cũng như tiếp nhận ý kiến từ doanh nghiệp của lãnh đạo nhà nước.

Cuộc trò chuyện giữa Bí thư thành ủy TP.HCM  - ông Đinh La Thăng và doanh nhân nổi tiếng bà Mai Kiều Liên đã cho thấy sự đổi mới trong cách làm việc, cũng như tiếp nhận ý kiến từ doanh nghiệp của lãnh đạo nhà nước.

Từ sau khi ông Đinh La Thăng lên nhận chức Bí thư Thành ủy TP.HCM đã khơi dậy nhiều hy vọng từ phía người dân về một cuộc cải cách mới trong mọi vấn đề xã hội. Quả đúng như vậy khi mà ông đã trực tiếp ghi nhận ý kiến mọi người và lần lượt giải quyết các vấn đề quan trọng. Một trong số đó là việc tương tác, mua sữa giữa công ty sữa Vinamilk và người nông dân.

Vừa qua, vào ngày 1/3,  Infonet đưa tin về cuộc đối thoại trực tiếp giữa ông Đinh La Thăng và bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk. Đây là cuộc đối thoại trực tiếp thẳng thắn nhất của lãnh đạo nhà nước và doanh nghiệp, xoay quanh vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho các hộ chăn nuôi bò sữa tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Cuộc đối thoại thẳng thắn giữa Bí thư Thảnh ủy TP.HCM - ông Đinh La Thăng và Tổng giám đốc Vinamilk- bà Mai Kiều Liên. Ảnh: Infonet

Từ báo cáo của bà Liên, cho thấy số lượng sữa Vinamilk mua từ đàn bò của người nông dân rơi vào khoảng 131 triệu USD, tuy vậy bà Liên cũng nói rằng trong 3 năm tới sẽ giảm giá thu mua sữa để cạnh tranh với thế giới.

Nguyên nhân bà Liên đưa ra, khi vào TPP, giá sữa giảm xuống 8.000-9.000 đồng/lít, trong khi đó hiện nay Vinamilk đang mua sữa với giá 13.000 đồng/lít. Nếu người dân tiếp tục sản xuất với quy mô manh mún nhỏ lẻ thì sẽ khó là duy trì được lâu dài.

Bí thư Đinh La Thăng đã trực tiếp đề nghị bà Liên đưa ra giải pháp hợp lý giúp bà con nông dân kéo giá thành xuống 9.000 đồng/lít. Trả lời câu hỏi này, bà Liên cho biết Vinamilk đã trực tiếp làm việc với 8.000 hộ nông dân có ký hợp đồng và đưa ra phương pháp cụ thể.

Bà Mai Kiều Liên trả lời rõ ràng và nêu rõ những vấn đề giải quyết. Ảnh: VnEconomy

Thứ nhất, cần tập trung để đẩy mạnh số lượng đàn bò, giúp nâng cao năng suất bò phải từ 20l/ngày trở lên. Thứ hai, việc giá thức ăn quá cao sẽ giảm sự phát triển, vậy nên phía công ty đã triển khai ký hợp đồng mua thức ăn chăn nuôi gia súc theo công thứ riêng và giao cho nông dân.

Cũng theo thông tin từ VnEconomy, ông Thăng đã bàn bạc về vấn đề cho nông dân góp vốn bằng con giống và xem như là một cổ đông. Bà Liên cho hay, ý tưởng này đã được Vinamilk thực hiện cách đây 13 năm. Tuy nhiên số cổ phiếu đó không được người dân giữ lại mà bán ra từ lâu.  

Đặc biệt, bà Liên nói rõ Vinamilk có tới 49% cổ phần do Nhà nước nắm, cùng nhiều cổ đông nước ngoài nên mọi quyết định phải mang lại lợi ích cho cổ đông thì mới thực hiện được. Đây là điều mà bí thư Đinh La Thăng đã gật đầu đồng ý “Đúng, phải theo thị trường. Vinamilk không phải là doanh nghiệp công ích”.

Tờ VnEconomy nhận định, hiếm có cuộc đối thoại nào mà thẳng thắn như vậy, không còn lối chỉ đạo gay gắt, bắt buộc doanh nghiệp phải làm được mà thay vào đó là sự thấu hiểu. Cũng không còn nữa hình ảnh một doanh nghiệp “dạ, vâng”. Đây là cuộc đối thoại giữa một nhà lãnh đạo có phong cách đổi mới và một doanh nhân kiên định. 

Hoài An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news