Tin mới

Mua hàng trên mạng: “Người tiêu dùng phải tự tìm hiểu"

Thứ ba, 28/10/2014, 13:33 (GMT+7)

Kinh doanh thương mại điện tử góp phần làm cho thị phần thương mại tốt hơn. Nhưng người tiêu dùng sẽ gặp rủi ro rất cao vì chưa được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Vì vậy, người tiêu dùng phải hết sức tỉnh táo!.

"Kinh doanh thương mại điện tử góp phần làm cho thị phần thương mại tốt hơn. Nhưng người tiêu dùng sẽ gặp rủi ro rất cao vì chưa được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Vì vậy, người tiêu dùng phải hết sức tỉnh táo!"

 

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội tổ chức và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam xung quanh vấn đề bảo vệ người tiêu dùng khi luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được thực thi trong 3 năm qua.

PV: Thưa ông, hiện nay người tiêu dùng vẫn đang gặp phải rất nhiều rủi ro mà chưa được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, nhất là trong lĩnh vưc kinh doanh thương mại điện tử. Ông có bình luận gì về vấn đề này?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Thương mại điện tử cũng là một hình thức thương mại. Nó chỉ khác ở chỗ là tận dụng các trang thông tin điện tử để thực hiện. Đó là một phương tiện rất văn minh, có lợi cho cả người bán lẫn người mua, khi chúng ta chỉ ngồi nhà click chuột thì hàng ở nước ngoài cũng có thể mang về trao tay chúng ta. Và doanh nghiệp cũng quảng bá được đến rất đông đảo người tiêu dùng. Nó góp phần làm cho thị phần thương mại tốt hơn.

 Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội tổ chức và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

Nhưng mặt khác, nó cũng có nhiều bất cập. Ở đây, người bán và người tiêu dùng không tiếp xúc trực tiếp, mà chỉ thông qua một phương tiện kỹ thuật. Khi chúng ta chưa am hiểu rõ, mới nghe quảng cáo mà đã đi mua thì sẽ gặp rủi ro rất cao. 

Đến nay tôi được biết, Chính Phủ đã ban hành Nghị định về kinh doanh điện tử. Sau khi ban hành cái Nghị định thứ nhất, có thể nói có rất nhiều lỗ hỏng nên bị người ta lợi dụng, dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng.Gần đây, Chính Phủ đã ban hành Nghị định mới để khắc phục vấn đề đấy.

PV: Khi mua hàng trực tuyến, người tiêu dùng thường gặp rất nhiều vấn đề bức xúc. Để tránh bị rủi ro thì họ nên lựa chọn như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết, người tiêu dùng phải hết sức tỉnh táo. Bản chất vấn đề là người đi buôn phải có lời, chứ không ai bán lỗ vốn cho mình cả. Do đó họ thường đăng những lời quảng cáo có cánh, đánh vào tâm lý người tiêu dùng là tham lợi. Nhưng b

Quảng cáo trên điện tử nó khác với quảng cáo truyền thống. Khi quảng cáo theo cách truyền thống, người tiêu dùng, mục sở thị có thể tiếp cận được trực tiếp với hàng hoá. Ít nhất thì người ta đã có một cái cảm quan và có thể phát hiện được nó thật giả thế nào. 

Nhưng đây qua một trang thông tin điện tử, có một anh trung gian thực hiện. Lúc quảng cáo rất hay, nhưng khi họ giao hàng thì không phải như vậy. Điều đáng tiếc là địa chỉ ghi trên quảng cáo và địa chỉ thực nhiều khi lại khác nhau. Khi có rủi ro xảy ra rồi, khách hàng gọi đến lại không liên lạc được. 

Người tiêu dùng có thể gặp rủi ro cao khi mua hàng qua mạng.

Trước những lời quảng cáo mang tính đường mật, có cánh như vậy, theo tôi người tiêu dùng nên tự mình chứng minh, tìm hiểu kỹ, so sánh và phát hiện. Nếu không có vấn đề bất cập thì mới quyết định mua hàng.Tôi nghĩ, người tiêu dùng Việt Nam bây giờ cũng có đủ nhận thức để làm được điều đó.

PV: Một vấn đề khác cũng liên quan đến người tiêu dùng. Đó là vấn đề xuất hiện nhiều loại hoa quả không rõ xuất xứ trên thị trường, có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Liệu có tình trạng buông lỏng quản lý không thưa ông?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Vấn đề buông lỏng hay không thì Hiệp hội chúng tôi không dám đánh giá. Nhưng có một thực tế, khi phát hiện những vụ hoa quả nhập (kể cả chính ngạch) mà tồn dư hoá chất bảo quản quá mức cho phép, có trường hợp quá hơn 100 lần, thì những điều này hết sức đáng báo động đối với sức khoẻ người tiêu dùng.

Dù nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới, hoa quả rất phong phú, nhưng lượng nhập khẩu vào cũng rất nhiều. Nếu không được kiểm soát, khi đến tay người tiêu dùng sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm các hoá chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí liên quan đến tính mạng người tiêu dùng.

PV: Trước thực trạng như vậy, Hiệp hội đã có những biện pháp, hoạt động như thế nào để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Hiệp hội chúng tôi được luật giao cho một nội dung hoạt động. Đó là có quyền khảo sát độc lập trong quá trình khảo sát, kiểm điểm và công bố kết quả mang tính cảnh báo cho người tiêu dùng cho các cơ quan Nhà nước có chức năng.  

Tuy việc làm này rất cần thiết, nhưng chúng tôi bị hạn chế vì vấn đề kinh phí. Trong điều kiện có thể, chúng tôi sẽ tổ chức. Như gần đây nhất, Hiệp hội đã khảo sát phát hiện chất Tinopal làm cho bún, bánh phở trắng trong nhiều mẫu còn tồn dư bị nhiễm chất độc. Hay vụ chất tạo nạc, tồn dư ở trong thịt lợn, chúng tôi cũng đã khảo sát và phát hiện… Những vụ việc này mang tính cảnh báo xã hội rất cao. Đó là những cái mà chúng tôi đã làm. 

Theo Phan Thuỷ/Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news