Tin mới

Sẽ có “chiến tranh tiền tệ” ở Châu Á?

Thứ tư, 12/08/2015, 17:08 (GMT+7)

Sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mạnh tay phá giá đồng nhân dân tệ, nhiều chuyên gia lo ngại về một cuộc "chiến tranh tiền tệ” sẽ xảy ra tại khu vực Châu Á trong thời gian tới.

Sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mạnh tay phá giá đồng nhân dân tệ, nhiều chuyên gia lo ngại về một cuộc "chiến tranh tiền tệ” sẽ xảy ra tại khu vực Châu Á trong thời gian tới.

Bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ

Ngày 11.8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ phá giá nhân dân tệ (NDT) 1,86% so với USD. Đây cũng là mức giảm tỷ giá sâu nhất kể từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách tiền tệ.

Đến ngay ngày hôm sau 12/8, Trung Quốc đã lại điều chỉnh giảm tỷ giá tham chiếu của nhân dân tệ (NDT) với USD thêm 1,62%, xuống 6,3306 NDT đổi 1 USD. Đây cũng là mức giảm trong ngày nhiều nhất kể từ đợt phá giá lớn năm 1994.

Lý do mà PBOC đưa ra để lý giải cho sự điều chỉnh tỷ giá này là nhằm mục tiêu giữ NDT về cơ bản là ổn định, các yếu tố của thị trường sẽ đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế nước này, tức là Trung Quốc muốn tăng cường sự dẫn dắt của thị trường đối với kinh tế của mình.

Sẽ có cuộc chiến tiền tệ mới ở châu Á?

Bên cạnh đó, PBOC cũng trấn an dư luận rằng phá giá đồng nhân dân tệ là biện pháp chỉ xảy ra một lần. Tuy nhiên, giới đầu tư và quan sát cho rằng, sự phá giá đồng nhân dân tệ có nguy cơ tiếp tục xảy ra trong tương lai gần. Bởi các Chính sách thúc đẩy và siết chặt quản lí của chính quyền Trung Quốc với nền kinh tế vốn được mệnh danh là “tăng trưởng nóng” ngày càng được tăng cường và chặt chẽ hơn.

Việc chính quyền Trung Quốc đột phá giá nội tệ đã lập tức gây sức ép đối với các thị trường thế giới. Cụ thể, một loạt các đồng tiền mạnh của châu Á như đồng won của Hàn Quốc, đô la Singapore, đô la Úc đều giảm hơn 1% giá trị. Ngoài ra, đồng rupiah của Indonesia và ringgit của Malaysia đều đang ở mức thấp nhất 17 năm qua. Trong khi đó đô la Australia và New Zealand đã xuống mức thất nhất 6 năm gần đây.

Cuộc chiến tiền tệ mới ?

Sau hành động bất ngờ trên từ phía Trung Quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, động thái của PBOC khiến đồng NDT nhạy cảm hơn trước các tác động của thị trường và có vẻ là bước đi đáng hoan nghênh. IMF cho rằng Bắc Kinh cần hướng tới việc thả nổi tỷ giá trong vòng 2 - 3 năm tới.

Bộ trưởng tài chính Hàn Quốc Choi Kyung-hwan lại bày tỏ vui mừng, theo ông hành động trên của Trun Quốc sẽ có những tác động của nó l tích cực đối với hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc. Bởi hầu hết hàng hóa của nước này xuất sang Trung Quốc dưới dạng bán thành phẩm và không cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của Trung Quốc.

Tuy nhiên,  trái với vui mừng từ phía IMF và Hàn Quốc, việc Trung Quốc phá giá đã bị lên án mạnh mẽ trong ngày hôm qua, bởi các nghị sỹ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ.  Các nghị sĩ Mỹ  xem đó là một bước đi nhằm đạt được lợi thế xuất khẩu không công bằng, và có thể trở thành chủ đề gai góc trong các cuộc đối thoại khi Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm Washington trong tháng tới.

Những động thái trên của các “đại gia” lớn trên thế giới khiến cho các nhà đầu tư quan ngại về khả năng một cuộc chiến tiền tệ mới trong khu vực châu Á đang đến gần.  Nếu cuộc chiến này xảy ra, nó không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế của những quốc gia điều chỉnh tỷ giá, mà nó còn ảnh hưởng tới một loạt các nền kinh tế khác, nhất là các nền  kinh tế đang phát triển.

Nhân Văn (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news