Tin mới

Chiêu độc: Uống 1 lít bia, tặng một lít xăng

Thứ năm, 16/07/2015, 11:54 (GMT+7)

Uống 1 lít bia, tặng một lít xăng hay càng tăng nhiệt, càng hạ giá là những chiêu khuyến mại độc đáotrong thời buổi “ người khôn của khó”. Tuy nhiên chúng ta cũng phải hết sức cẩn trọng với con dao 2 lưỡi mang tên khuyến mại “độc” này.

Uống 1 lít bia, tặng một lít xăng hay càng tăng nhiệt, càng hạ giá là những chiêu khuyến mại độc đáo trong thời buổi “ người khôn của khó”. Tuy nhiên chúng ta cũng phải hết sức cẩn trọng với con dao 2 lưỡi mang tên khuyến mại “độc” này.

Loạt nhà hàng tung chiêu khuyến mại độc

Trong thời gian gần đây, trên thị trường kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức khuyến mại độc,lạ để thu hút khách hàng. Mới đây, để thu hút khách hàng đến quán bia của mình, một chủ nhà hàng bia La La La, 614 Lạc Long Quân(Hà Nội) đã tung khuyến mại lạ uống 1 lít bia tặng 1 lít xăng. Chiêu khuyến mại này đang làm xôn xao giới “bợm nhậu” đam mê giải khát trong mùa hè oi bức. Hay một nhà hàng ở TP HCM tổ chức chương trình ăn phở khổng lồ. Theo đó, người tham gia phải ăn hết một tô phở lớn có khối lượng gần 4 kg trong 45 phút. Nếu thắng, người chơi được thưởng 1 triệu đồng, thua phải trả 200.000 đồng.

Chiêu khuyến mại "độc" của doanh nghiệp.

Không thể phủ nhận những hiệu quả mà các chương trình khuyến mại này đem lại cho các cửa hàng kinh doanh về cả Doanh thu lẫn thương hiệu. Rất nhiều khách hàng đã bị kích thích tò mò và tìm đến các địa điểm để tìm hiểu thực hư các chiêu khuyến mại này. Quán bia đã trở nên đông khách hơn, thu hút được cả khách hàng lẫn truyền thông đến và PR cho quán. Của hàng phở sau 2 tuần công bố, đã có hơn 1.500 khách tham gia cuộc thi tạo nên một trận “rùm beng” nhỏ trong báo chí về các thông tin liên quan. Đây chỉ là một ví dụ trong hàng trăm trường hợp khuyến mãi đang được áp dụng trên thị trường kinh doanh Việt Nam.

Nhìn từ góc độ thương hiệu những chiêu khuyến mại độc, lạ này giúp cho thương hiệu của các nhà kinh doanh phổ biến và gần gũi hơn với các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng tiềm năng mà các chương trình khuyến mại mà các nhà kinh doanh hướng đến. Đồng thời, các chiêu khuyến mại này cũng là một trong những cách thức mà các nhà chiến lược “lấy ngắn để nuôi dài”  bởi ngoài doanh thu khủng trong thời gian khuyến mại, sau khi mỗi chương trình khuyến mại kết thúc các thương hiệu, cửa hàng áp dụng khuyến mại này sẽ trở thành các địa chỉ “ruột” nằm trong list danh sách của các khách hàng.

Tư duy người Việt ngày càng hướng ngoại, các nhà kinh doanh ngày càng cân nhắc kĩ hơn về các khoản đầu tư truyền thông hình ảnh của mình. Đây chính là câu trả lời vì sao ngày càng nhiều những hình thức khuyến mại độc lạ được thế giới sử dụng và ưa chuộng nhanh chóng được cập nhật và áp dụng tại Việt Nam. Tất cả tạo nên một thị trường kinh doanh sôi động có lợi cho cả người tiêu dùng và giới kinh doanh.

Con dao 2 lưỡi.

Tuy nhiên, các nhà kinh doanh cũng cần phải thận trong với các chiêu, trò khuyến mại của mình. Bởi nếu không tính toán kĩ lưỡng về lượng khách, doanh thu và mặt hàng khuyến mại, các nhà kinh doanh sẽ tự gây tổn hại cho thương hiệu cũng như doanh thu của mình trong và sau khi các chương trình khuyến mại kết thúc.

Tính toán hợp lí các chương trình khuyến mại.

Người tiêu dùng ở Hà Nội sẽ vẫn còn nhớ mãi vụ “vỡ trận” công viên nước Hồ Tây sau một ngày mở của miễn phí hay cảnh chen lấn xô đẩy để “tranh, cướp” những miếng sushi miễn phí tại một cửa hàng khuyến mại. Ngay cả các “ông lớn” như Samsung Vina, Parkson cũng đã nhận những quả đắng từ những chương trình khuyến mại của mình.

Khi những chiêu khuyến mại này xảy ra những sự cố đáng tiếc nó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho hình ảnh của thương hiệu trong con mắt công chúngvà truyền thông. Người tiêu dùng có cảm giác mình “bị lừa” sau khi tham dự các chương trình khuyến mại. Đồng thời trong con mắt truyền thông những nhà kinh doanh đã “vô tình” buộc chặt thương hiệu của mình với các scandal “tiêu biểu” tổn hại đến hình ảnh của thương hiệu các nhà kinh doanh dày công xây dựng.

Đồng thời cũng không nên coi khuyến mại là cuộc đưa giữa các doanh nghiệp không nên phản ứng kiểu “đối thủ làm một ta làm gấp đôi”. Nếu như vậy chỉ có thể làm tổn hại đến lợi ích của chính mình chứ không đem lại lợi ích thiết thực cho danh thu và thương hiệu.

Khuyến mại như thế nào để vừa hiệu quả cho doanh  nghiệp lại vừa nắm chắc tâm lí và văn hóa tiêu dùng của người Việt sẽ vẫn là câu hỏi đau đầu trong ma trận kinh doanh. Nếu không nắm chắc và hiểu hết, nó sẽ trở thành con dao 2 lưỡi “gọt” đi rất nhiều thành quả mà các nhà kinh doanh xây dựng.

Nhân Văn

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news