Tin mới

Kỳ lạ cụ ông có bàn chân "Giao Chỉ", chưa một lần đi giày dép

Thứ năm, 03/11/2016, 14:40 (GMT+7)

Cụ ông 104 tuổi tại Bắc Ninh có đôi bàn chân kỳ lạ khiến không ít người tò mò khi chưa một lần đi vừa giày dép. Ở độ tuổi "xưa nay hiếm" nhưng cụ vẫn còn khá minh mẫn và nhanh nhẹn. 

Cụ ông 104 tuổi tại Bắc Ninh có đôi bàn chân kỳ lạ khiến không ít người tò mò khi chưa một lần đi vừa giày dép. Ở độ tuổi "xưa nay hiếm" nhưng cụ vẫn còn khá minh mẫn và nhanh nhẹn. 

Thông tin trên Tri thức trực tuyến cho biết mặc dù đã ở độ tuổi "xưa nay hiếm" nhưng cụ ông Nguyễn Đình Phương (1912, thôn Bàng, xã Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh) vẫn khỏe mạnh và sống cùng cô con gái út là bà Nuyễn Thị Thiện trong căn nhà khang trang. 

Đôi bàn chân kỳ lạ của cụ Phương. Ảnh: VTC News

Cụ Phương có 6 người con và người con lớn tuổi nhất đến nay đã 82 tuổi. 

Cụ ông Phương có đôi bàn chân không giống ai với đôi bàn chân khá to, hai ngón cái xòe ra mang những nét đặc trưng của người Giao Chỉ.

Khi ngồi cụ luôn phải duỗi thẳng 2 chân ra và ít khi khoanh lại vì bàn chân khá to. Khi còn trẻ, cụ Phương luôn đi chân đất do không có đôi dép nào vừa với bàn chân kỳ lạ này.

 Cách đây vài năm, con trai cụ sang Singapore du lịch và mua được đôi giày ngoại cỡ để biếu cụ, nhưng một người vẫn phải dùng đục lỗ to hai bên để hai ngón cái thò ra.

Cụ Phương cùng con, cháu trong gia đình. Ảnh: VTC News

VTC News trước đó cũng cung cấp thêm thông tin cho biết, nhà nghiên cứu Đỗ Hựu trong bộ Thông điển cho rằng "Giao chỉ là người Nam, ngón chân cái toạc ra, đứng thẳng hai bàn chân thì ngón chân cái giao vào nhau, cho nên gọi là Giao Chỉ". 

Bộ Từ nguyên bác lại ý kiến trên và cho rằng "Theo nghĩa cũ bảo hai ngón chân cái giao nhau là Giao Chỉ, nhưng xét đời cổ bên Hy Lạp, có tiếng "đối trụ", có tiếng "lân trụ" để gọi loài người trên thế giới. "Đối trụ" là phía Nam, phía Bắc đối nhau, "lân trụ" là phía Đông, phía Tây liền nhau. Sở dĩ có tên Giao Chỉ là hợp vào nghĩa "đối trụ", vì dân tộc phương Bắc gọi dân tộc phương Nam, cũng như một chân phía Bắc, một chân phía Nam đối nhau, không phải thực là chân người giao nhau".  

Các nhà sử học Việt Nam như Đặng Xuân Bảng, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh...đều theo cách giải thích thứ hai. Cùng với đó, các nhà học giả Pháp khác cũng ghi nhận điều này.

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Giao Chỉ