Tin mới

Làng sư Đàm Lan đi tu nhiều nhất Hải Dương

Thứ hai, 11/08/2014, 16:05 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Nhà ni sư Thích Đàm Lan có 7 anh chị em, trong đó có 6 người đã cạo đầu đi tu và đang giữ chức sắc quan trọng tại nhiều chùa. Riêng chỉ có người anh cả là không theo nghiệp tu hành.>>Vụ chùa Bồ Đề: Sư Đàm Lan bị công an "lật tẩy" việc "nói dối">> Làm sao bà Thích Đàm Lan có thể không biết việc mua bán trẻ em chùa Bồ Đề?

 

 

(Tinmoi.vn) Nhà ni sư Thích Đàm Lan có 7 anh chị em, trong đó có 6 người đã cạo đầu đi tu và đang giữ chức sắc quan trọng tại nhiều chùa. Riêng chỉ có người anh cả là không theo nghiệp tu hành.

Sau khi cơ quan CSĐT công bố, ni sư Thích Đàm Lan trụ trì chùa Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội thuộc đối tượng bị điều tra trong vụ án mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề. Trong dư luận phát sinh rất nhiều lời đồn thổi, dị nghị về sư Đàm Lan.

Khi sự việc đang được dư luận quan tâm, thì xuất hiện thông tin về khu nhà thờ họ được xây dựng hoành tráng của sư Đàm Lan. Xung quanh khu nhà thờ họ, cũng xuất hiện nhiều lời đồn đoán liên quan đến kinh phí “khủng” để đầu tư khu nhà thờ.

Từ đây, những thắc mắc về nhân thân và gia đình ni sư Đàm Lan được độc giả hết sức quan tâm.

Trả lời trên báo Tri thức trẻ, ông Phạm Nhật Lợi - Trưởng thôn 3, xã Thanh Lang cho biết, ni sư Thích Đàm Lan tên thật là Phạm Thị Lan, sinh năm 1956 tại thôn 3 xã Thanh Lang huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Sư thầy Lan là con thứ 3 trong gia đình có 7 anh chị em, trước sư Lan là 2 anh trai. Trong số 7 anh chị em thì có 6 người đã xuống tóc quy y nơi cửa Phật từ hồi nhỏ, chỉ có người anh cả không theo nghiệp tu hành.

Ông Phạm Nhật Lợi - Trưởng thôn 3, xã Thanh Lang.

Theo ông Lợi, ở địa phương gia đình sư Đàm Lan rất có tiếng, bởi 6 người đi tu thì hầu hết đều đang làm trụ trì ở những ngôi chùa nổi tiếng ở khu vực phía Bắc, thậm chí có người ra nước ngoài định cư.

“Hiện nay các thầy đều là trụ trì tại các chùa nổi tiếng như: thầy Thích Đàm Kiên – trụ trì chùa Phổ Minh (Hải Phòng); thầy Thích Nguyên Hạnh – trụ trì chùa Tảo Sách (Hà Nội); thầy Thích Thanh Huân – trụ trì chùa Pháp Vân (Hà Nội); thầy Thích Đàm Hồng, thầy Thích Đàm Liên đã định cư ở nước ngoài”, ông Lợi cho hay.

Về việc, tại sao nhà ni sư Đàm Lan lại chọn nghiệp đi tu, ông Lợi suy đoán: “Hoàn cảnh gia đình nhà thầy Lan khi đó chủ yếu làm nghề nông, kinh tế gia đình cũng tương đối khó khăn. Cha mẹ thân sinh ra thầy Lan cũng là người theo đạo Phật. Tuy nhiên, họ chỉ tu tại gia, thi thoảng lại cùng các con trong nhà lên chùa tụng kinh, niệm Phật. Có lẽ, do ảnh hưởng từ cha mẹ nên an hem nhà sư Lan có cơ duyên với cổng chùa từ bé”.

Ông Lợi cho hay, sau một thời gian theo mẹ lên chùa từ bé, thì năm 14 – 15 tuổi thì sư Đàm Lan chính thức xuống tóc. Tiếp sau đó thì những người anh, em của ni sư cũng đi theo nghiệp tu hành. Riêng chỉ có người anh cả là ông Phạm Nhật Trung sau khi đi bộ đội về thì lập gia đình và lo hương khói tổ tiên. Tuy nhiên, giờ ông Trung cũng không sinh sống tại địa phương.

Được biết, tại quê hương của ni sư Đàm Lan số người đi tu nhiều nhất tỉnh Hải Dương.

“Toàn xã có hơn 7.000 nhân khẩu thì có tới 60 – 70 người đi tu,  xã Thanh Lang có số người đi tu lớn nhất trong tỉnh, hầu hết các thôn trong xã đều có chùa”, ông Phạm Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Lang cho biết.

Cũng theo ông Cảnh, ni sư Đàm Lan rất ít khi về quê, chỉ khi nào có việc thì sư Lan mới về, nhưng mỗi lần về cũng rất vội vã.

Còn về nhà thờ họ của ni sư Thích Đàm Lan, ông Cảnh cho hay: Mảnh đất được xây dựng nhà thờ họ là của bố mẹ sư Lan để lại. Việc xây dựng, trông coi đều do người cháu (con người em út) đảm nhận.

Nhà thờ của dòng họ ni sư Thích Đàm Lan.

Hỏi về gia cảnh, cũng như cuộc sống trước kia của gia đình ni sư Thích Đàm Lan, một người dân địa phương cho biết: “Khi cụ thân sinh ra thầy Lan còn sống, tôi chưa bao giờ thấy cụ giết bất kì một sinh linh nào. Hồi nhỏ tôi được cái hay đi mò cua, bắt tép, nhưng cứ đến cái ao to của cụ là cụ lại nói không nên bắt, không nên sát sinh...

Đặc biệt là ngày nào tôi cụ cũng đọc sách, tụng kinh, ăn chay trường nên các con của cụ cũng sớm nhận thức và tâm hướng nhà Phật. Tôi còn nhớ, vào các buổi chiều thì cụ thường cắt tóc miễn phí tại nhà cho mọi người trong làng nên ai cũng quý, kính trọng cụ”.

"Chắc chắn sư trụ trì Thích Đàm Lan sẽ phải chịu trách nhiệm trong vụ án này. Tuy nhiên, trách nhiệm của vị trụ trì này đến đâu, ở mức độ nào thì còn phải điều tra thêm", Thượng tá Vũ Thái Hưng – Phó Phòng Cảnh sát hình sự Công An Thành phố Hà Nội nói. 

Video: Trẻ em tại chùa Bồ Đề bị cách ly sau khi "bảo mẫu" Trang bị bắt

 

 

PV (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Nghi vấn đánh tráo trẻ em tại chùa Bồ Đề: Nhóm thiện nguyện lên tiếng

Chùa Bồ Đề khẳng định “không có cháu nào có tên Huy Anh", trong khi đó CA quận Long Biên lại cho biết cháu Huy Anh được nuôi tại chùa. Nhưng khi xem ảnh thì nhóm thiện nguyện đang tìm kiếm cháu Huy Anh khẳng định cháu bé đang sống tại chùa không phải Huy Anh.