Tin mới

Lạnh người bức ảnh cô gái vô hồn đứng lấp ló trong đám cháy dữ dội chưa có lời giải

Thứ hai, 06/07/2020, 11:20 (GMT+7)

Hình ảnh một cô gái đứng vô hồn trong đám cháy dữ dội tại một tòa nhà từng gây chấn động đến nay vẫn chưa thể giải mã.

Bức ảnh được chụp cách đây 25 năm trong một đám cháy ở Anh. Trong bức ảnh đó, một tòa thị chính đang bị hỏa hoạn thiêu hủy, sự xuất hiện ma quỷ của một cô bé đứng sau hàng rào, bao quanh là lửa rõ ràng đã được máy ảnh ghi lại. Bức ảnh này do Tony O'Rahilly, một công nhân nông trại kiêm nhiếp ảnh gia lành nghề chụp được khi ông đứng bên kia đường, hòa vào đám đông chứng kiến tòa nhà 90 năm tuổi đang bốc cháy ở thị trấn Wem, Shropshire, nước Anh vào tháng 11/1995.

Bức ảnh đã trở thành đề tài gây chấn động nước Anh suốt hơn 20 năm qua và đến nay vẫn chưa có lời giải chính xác cho hình ảnh cô gái xuất hiện trong khoảnh khắc đáng sợ này.

Ông Brian, một kỹ sư đã nghỉ hưu đến từ Shrewsbury đã phát hiện ra hình ảnh này khi nó tái xuất hiện trong một bài báo địa phương. "Tôi đã tò mò khi thấy cô ấy có điểm giống với cô bé ma của Wem đến kinh ngạc. Từ bộ váy, chiếc mũ cho đến dải ruy băng của cô bé đều giống hệt", ông nói.

Hình ảnh gây ám ảnh và chấn động ở nước Anh đến nay vẫn chưa có lời giải. Ảnh internet

Vào năm 1995, hình ảnh "bóng ma" đã trở thành chủ đề mà cả thế giới quan tâm. Người dân địa phương có suy đoán rằng cô gái này chính là Jane Churm, 14 tuổi, người vô tình gây ra một vụ hỏa hoạn thảm khốc ở Wem năm 1677. Nguyên nhân của đám cháy năm 1995 vẫn còn là một bí ẩn. Ông Tony thì đã chết sau một cơn đau tim năm 2005.

Các chuyên gia nhiếp ảnh cho rằng hình ảnh "con ma" chỉ là ảo ảnh do lửa từ đám cháy gây ra. Tuy nhiên, ông Greg Hobson, người phụ trách các bức ảnh tại Bảo tàng Truyền thông Quôc gia ở Bradford nói rằng: "Tấm bưu thiếp đã đưa ra bằng chứng khá thuyết phục rằng đây chỉ là tin vịt. Tôi nghĩ chúng ta có thể nói bí ẩn đã được giải quyết".

>> Xem thêm: Tin tức pháp luật 24h: Bồi thường án oan 38 tỷ đồng, Ép làm nhân viên phục vụ Karaoke

Tới năm 2010, các chuyên gia nhiếp ảnh cho rằng hình ảnh "ma" là một trò đánh lừa ánh sáng do vụ cháy gây ra. Ông Greg nói rằng kỹ thuật được sử dụng để tạo ra bức ảnh giả mạo này có lẽ tương tự như những gì được sử dụng ở thời Edwardian từ năm 1901 - 1910.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news