Tin mới

Lê Phước Vũ: Từ anh lái xe thuê đến doanh nhân nghìn tỷ

Thứ tư, 27/05/2015, 10:48 (GMT+7)

Từ người lái xe thuê, sau nhiều năm khởi nghiệp và lăn lộn trên thương trường Lê Phước Vũ đã trở thành ông chủ của tập đoàn nghìn tỷ khiến không ít người ngưỡng mộ.

Từ người lái xe thuê, sau nhiều năm khởi nghiệp và lăn lộn trên thương trường Lê Phước Vũ đã trở thành ông chủ của tập đoàn nghìn tỷ khiến không ít người ngưỡng mộ.

Sinh ra và lớn lên tại một vùng đất lam lũ thuộc tỉnh Bình Định, Lê Phước Vũ đã có những bước chân đầu tiên đầy gian truân.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông tại quê nhà, ông tiếp tục học Trung cấp ngành vận tải ô tô và sau đó vào miền Nam lập nghiệp, bằng nghề làm ở đội xe khoán, rồi lái xe con…

Loay hoay tìm kế mưu sinh trong giai đoạn khó khăn chung, ông Vũ phiêu bạt từ Tây Ninh đến Sài Gòn, rồi lên Buôn Mê Thuột... Sau những ngày tháng vất vả gian truân ấy, với những nỗ lực và quyết tâm của mình, tại Sài Gòn, ông được nhận làm quản đốc phân xưởng gỗ, sau đó ông về làm quản lý cho cửa hàng vật liệu xây dựng.

Theo tin tức trên Dân trí, vào thời điểm tháng 4/1994, nhận thấy sản phẩm tôn lợp rất phù hợp với nhu cầu dựng nhà của người dân và cho đấy là một cơ hội kinh doanh tốt, ông quyết định mở cửa hàng cắt tôn.

Thế nhưng, ý tưởng là một chuyện. Còn khi bắt tay vào thực tế lại là một câu chuyện khác. Số là khi tìm được mặt bằng phù hợp để thuê, vợ chồng ông không có đủ 5 triệu đồng tiền đặt cọc, hai vợ chồng ông chỉ tích cóp đủ được 2 chỉ vàng và 200 ngàn đồng (tương đương 1,2 triệu đồng). Tuy nhiên, với quyết tâm khởi sự, chạy vạy khắp nơi ông mới mượn được người quen đủ tiền với cam kết sẽ cắt tôn trừ nợ dần sau này.

Doanh nhân nghìn tỷ Lê Phước Vũ

Trong ký ức của vị doanh nhân này cho đến bây giờ vẫn nhớ như in cảm giác lần đầu tiên cầm 650.000 đồng tiền lãi của cửa hàng trong tay, mừng đến rơi nước mắt. Để có được những đồng lãi đó, ông đã phải lao động cật lực từ việc bán hàng, thu tiền, cắt tôn, khiêng tôn vì không có tiền thuê thêm người phụ. Đây được coi là điểm khởi đầu nghiệp kinh doanh đầy gian nan của ông.

Đến năm 1997, trong bối cảnh tôn cắt sẵn không còn làm ăn được nữa, ông lại lần nữa phải cắn răng tính toán đầu tư máy cán tôn.

Thời điểm đó, máy móc công nghiệp thường phải nhập từ Đài Loan, và chiếc máy ông nhắm đến có giá đến 120.000 USD - con số quá lớn so với khả năng của ông. Bằng sự mày mò và quyết tâm, ông đã sử dụng một số phụ tùng ở Đài Loan, tham khảo tìm tòi các bản vẽ thiết kế, còn lại thuê gia công, cóp nhặt linh kiện trong nước, lắp ráp cải tiến hiệu chỉnh dần. Đến nay chiếc máy cán tôn tự chế này vẫn đang hoạt động tốt.

Với số vốn tích góp trong suốt 7 năm lăn lộn, năm 2001, ông thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen với vốn điều lệ 30 tỷ đồng và 22 nhân viên, sản xuất các sản phẩm tấm lợp kim loại, tôn mạ màu, tôn mạ kẽm và các loại vật liệu xây dựng khác.

Với phương châm làm ăn “mua tận gốc, bán tận ngọn” ông Vũ đã cất công xây dựng một hệ thống phân phối để bán trực tiếp tới người dùng, điều được thị trường ghi nhận như một “độc chiêu” đúng đắn giúp công ty non trẻ của ông đứng vững và cạnh tranh sòng phẳng với nhiều “tiền bối” trong lĩnh vực này.

Đặc biệt, trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 và giá thép cán nóng sụt khủng khiếp từ gần 1.100 USD/tấn xuống dưới 500 USD/tấn, chính chiến lược này đã giúp Hoa Sen không gục ngã như nhiều “ông lớn” khác trong ngành tôn thép.

Chính nhờ đó, sau cơn suy thoái, khi nhiều DN còn gượng gạo đứng dậy thì ông đã đủ điều kiện đầu tư dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ với công suất lớn gấp 3 lần tổng công suất hiện có của Hoa Sen vào thời điểm đó.

Để xây dựng nên cơ ngơi hàng nghìn tỷ, ông Vũ đã bước qua hàng nghìn thử thách của cuộc đời từ điểm khởi nghiệp là anh lái xe

Dự án được xây dựng nhanh kỷ lục chỉ trong 10 tháng, từ tháng 5/2009 đến tháng 3/2010, đã hoàn thành dây chuyền đầu tiên để đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng, tạo Doanh thu, góp phần giúp Tập đoàn vượt qua khủng hoảng và đón đầu khi nền kinh tế phục hồi.

Tuy nhiên, cũng chính trong giai đoạn khó khăn đó, nhận thấy thị trường vật liệu xây dựng trong nước bị ảnh hưởng bởi sự đóng băng của thị trường bất động sản, ông Vũ đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra nhiều quốc gia. Bước đi đó đã giúp Hoa Sen đã duy trì tốt tốc độ tăng trưởng doanh thu, và trở thành doanh nghiệp xuất khẩu tôn - thép hàng đầu Đông Nam Á với doanh thu xấp xỉ 300 triệu USD trong năm 2014.

Tuy nhiên, cũng chính trong giai đoạn khó khăn đó, nhận thấy thị trường vật liệu xây dựng trong nước bị ảnh hưởng bởi sự đóng băng của thị trường bất động sản, ông Vũ đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra nhiều quốc gia. Bước đi đó đã giúp Hoa Sen đã duy trì tốt tốc độ tăng trưởng doanh thu, và trở thành doanh nghiệp xuất khẩu tôn - thép hàng đầu Đông Nam Á với doanh thu xấp xỉ 300 triệu USD trong năm 2014.

Sau 14 năm hoạt động, từ 22 nhân viên đầu tiên, Hoa Sen đã tạo việc làm và đảm bảo cuộc sống ổn định cho khoảng 4.800 nhân viên, với những chế độ đãi ngộ xứng đáng.

Bên cạnh đó, với quan điểm điều hành quản trị minh bạch, số thuế nộp vào ngân sách của doanh nghiệp không ngừng tăng lên, đạt 1453 tỷ đồng trong niên độ tài chính 2013 - 2014, 1085 tỷ đồng của niên độ 2012 – 2013 và 676 tỷ đồng của niên độ 2011-2012.

Sau bao nhiêu năm lăn lộn vất vả trên thương trường, người lái xe thuê Lê Phước Vũ  ngày nào giờ đã trở thành doanh nhân nghìn tỷ. Ông luôn tâm niệm: “Nếu vì bản thân tôi, tôi đã có đủ, tôi hiện vẫn làm việc 12-16 giờ mỗi ngày là để cho xã hội, đất nước giàu lên, để cùng chia sẻ với cộng đồng, chứ không phải chỉ để riêng tôi”.

Phong Vân (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news