Tin mới

Lời nguyền của các Pharaoh và những cái chết bí ẩn trong lịch sử

Thứ sáu, 20/11/2015, 10:44 (GMT+7)

Các xác ướp luôn mang theo mình những bí mật và lời nguyền chính là cách để họ ngăn không cho kẻ khác xâm phạm đến giấc ngủ yên bình của họ.

Các xác ướp luôn mang theo mình những bí mật và lời nguyền chính là cách để họ ngăn không cho kẻ khác xâm phạm đến giấc ngủ yên bình của họ.

Những bí ẩn liên quan đến lời nguyền xác ướp cũng như những tai nạn bất ngờ có liên quan đến việc xúc phạm đến những xác ướp đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có cách nào lý giải được.

Lời nguyền của các Pharaoh Ai Cập vẫn còn là một điều bí ẩn. Ảnh nguồn: Internet

Lời nguyền của các Pharaoh Ai Cập là một trong những điều vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn mà thế giới vẫn chưa có cơ hội được khám phá hết.

Với lịch sử hàng nghìn năm của mình, người dân Ai Cập thờ phụng nhiều vị thần như Aken (thần chở người chết qua sông sang thế giới bên kia), thần Ammit - nữ thần nuốt những linh hồn bị kết tội hay thần Amun - đấng Sáng tạo thế giới.

Những công trình kiến trúc cũng như những bí mật liên quan đến tín ngưỡng của Ai Cập đến nay vẫn khiến không ít người cảm thấy tò mò, nhiều nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được lời giải đáp.

Báo Vnexpress dẫn lại nguồn thông tin trên Ancient cho biết liên quan đến lời nguyền của các Pharaoh đã có nhiều cái chết của các nhà khoa học mà đến nay vẫn chưa có lý giải thỏa đáng.

Nhà khảo cổ học người Anh Carter tiến hành khai quật mộ Hoàng đế Ai Cập Tutankhamun. Ảnh nguồn: Ancient

Năm 1923, một nhóm những nhà khoa học sau khi tiến hành khai quật lăng mộ của Hoàng đế Ai Cập Tutankhamun đã phát hiện được phiến đất sét trong căn phòng trước ngôi mộ. Chữ trên phiến đất sét được viết bằng chữ tượng hình với nội dung "Cái chết sẽ đến với bất kỳ kẻ nào dám làm nhiễu loạn sự bình yên của Pharaoh".

Dấu hiệu đầu tiên của lời nguyền sảy ra khi Carter - nhà khảo cổ học người Anh đứng đầu cuộc khai quật, nhờ người đưa tin về quê nhà và được thông báo rằng con chim hoàng yến của ông đã bị rắn hổ ăn thịt.

Trong đời sống tâm linh của người Ai Cập, rắn hổ chính là vị thần tượng trưng bảo vệ lăng mộ. Sự việc không chỉ dừng lại ở đó, sau 7 tuần mở cửa lăng mộ, Clark - người cũng phát hiện cùng với Carter chết vì bị muỗi cắn.

Xoay xung quanh chuyện khai quật vị vua nổi tiếng Ai Cập đã có khoảng 22 người chết chỉ trong vòng 2 năm. Ảnh nguồn: Internet

Một nghiên cứu cho thấy, trong số 58 người có mặt khi lăng mộ và quan tài mở ra, chỉ có tám người chết trong vòng 10 năm sau đó. Tất cả những người khác vẫn còn sống bao gồm cả Howard Carter, người qua đời lúc 64 tuổi vì ung thư hạch năm 1939.

Điều đặc biệt là khi tiến hành khám nghiệm thi thể của vua Tutankhamun, các nhà khoa học đã phát hiện ra trên mặt của vị vua này cũng xuất hiện một vết muỗi cắn tương tự. Một thời gian sau, Arthur Mace thuộc nhóm nghiên cứu cũng qua đời mà không biết lý do.

Tiếp theo đó, Ali Kamel Fahmy Bey - một hoàng tử Ai Cập bị chính cô vợ người của mình là Marie – Marguerite, người Pháp, bắn chết tại khách sạn Savoy ngay sau khi tới thăm mộ của Vua Tut vào tháng 7/1923.

Người chụp ảnh X-quang cho xác ướp của Pharaoh- Daoglat cũng suy nhược và qua đời. 

Đến năm 1924, một nhà sinh vật học người Ai Cập (quốc tịch Anh) đã dẫn theo một số người hiếu kỳ vào hầm mộ. Và sau vài hôm, ông đã treo cổ tự tử mà không biết lý do. Trong vòng 2 năm, đã có 22 người chết không có nguyên nhân. 

Từ năm 1929 đến năm 1930, hai bố con nhà Bethell gồm Richard Bethell - thư ký của nhà khảo cổ Carter và bố của ông ta đã được tìm thấy chết ngạt trên giường tại câu lạc bộ Mayfafair vào tháng 11/1929. 

Người còn lại cũng được tìm thấy tử vong sau khi đã rơi từ căn hộ tầng 1 toàn nhà Thánh James và cũng là nơi ông lưu trữ các cổ vật lấy từ ngôi mộ của Tutankhamun trong tháng 2/1930.

Ngoài ra còn có Edgar Steele, người phụ trách xử lý đồ đạc của Vua Tut trong bảo tàng Anh cũng qua đời sau Westbury chỉ 4 ngày. 

Có thể thấy, những cái chết liên tiếp và có liên quan đến việc khai quật mộ của vị vua Pharaoh nổi tiếng trong lịch sử Ai Cập chính là sự báo hiệu về lời nguyền và sự trừng phạt đáng sợ của các Pharaoh. 

Mặc dù các nhà khoa học tiến hành công cuộc khai quật mộ cổ để nghiên cứu và tìm hiểu về cuộc sống của các Pharaoh trong lịch sử phục vụ cho ngành khoa học, tuy nhiên, những lời nguyền "bất khả xâm phạm" của các Pharaoh cũng khiến không ít các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn.

Nhiều nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được sự thật lời nguyền của các Pharaoh có tồn tại hay không nhưng trên thực tế đã có không ít đồng nghiệp của mình đã chết một cách bí ẩn khi tham gia vào công cuộc khai quật mộ cổ của các Pharaoh nổi tiếng Ai Cập.

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news