Tin mới

Lý do Trung Quốc "nhúng tay" vào Trung Đông trong thời loạn

Thứ tư, 20/01/2016, 09:44 (GMT+7)

Trong thời điểm Trung Đông đang vô cùng hỗn loạn khi đại chiến Ả Rập, Iran; nội chiến Syria hay Iraq đang diễn ra, Chủ tịch nước Tập Cận Bình lại đưa ra lựa chọn thăm Trung Đông vào đầu năm mới.

Trong thời điểm Trung Đông đang vô cùng hỗn loạn khi đại chiến Ả Rập, Iran; nội chiến Syria hay Iraq đang diễn ra, Chủ tịch nước Tập Cận Bình lại đưa ra lựa chọn thăm Trung Đông vào đầu năm mới.

Theo thông tin ngày 18/1, hiện nay, khu vực có tình hình phức tạp nhất được kể đến là Trung Đông. Nội chiến tại Syria đến nay đã năm năm nhưng chưa có hồi kết, nội chiến, xung đột tại Yemen, Lybia và Iraq vẫn liên tiếp nổ ra. Sau một thời gian nỗ lực, Iran mới ký được thỏa thuận toàn diện trong vấn đề hạt nhân; ngay sau đó lại có tranh chấp với Ả Rập. Tình hình Ai Cập gần đây có thể coi là tương đối ổn định, nhưng những tổn thất mấy năm gần đây cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nước này. Điều khiến nhiều người lo lắng nhất hiện nay vẫn là tổ chức Hồi giáo tự xưng IS, dường như đã đổ thêm dầu vào “chảo lửa” Trung Đông. Vì vậy, điều khiến mọi người đều không hiểu chính là, Chủ tịch Tập tại sao chọn Trung Đông là quốc gia đầu tiên trong chuyến thăm chào năm mới?

Giao tiếp thông thường

Bắt đầu từ điều cụ thể nhất là, tháng 5 năm 2014, Tổng thống Iran Rohani đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Trung Quốc. Sau đó, Tổng thống Ai Cập sau sáu tháng nhậm chức cũng có chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 12 năm 2014. Quốc vương nước Ả Rập tuy chưa đến thăm chính thức Trung Quốc sau khi lên ngôi, nhưng đã từng hai lần đến thăm Trung Quốc khi còn là hoàng tử.

Trong thời gian chuyến thăm của ba nhà lãnh đạo kể trên, Chủ tịch Tập đều có buổi hội kiến và đều nhận được lời mời đến thăm. Đương nhiên, Chủ tịch Tập không thể đi hết các quốc gia đưa ra lời mời, nhưng đây đều là những lời mời đến từ ba cường quốc trong khu vực, cũng như tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế. Vì vậy, có thể nói chuyến thăm lần này tới Trung Đông của Chủ tịch Tập là chuyến thăm giao lưu “có đi có lại”.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc ngày 22/5/2014.

 “Bổ sung” thiếu sót về ngoại giao

Trong ba năm kể từ khi Chủ tịch Tập nhậm chức đến nay, tình hình cũng như các kế hoạch ngoại giao đều “chạy đua” với các quốc gia trên thế giới. Đầu tiên cần đón đầu với các cường quốc thế giới như Mỹ, Nga; tiếp đó đến các quốc gia trọng điểm của khu vực Châu Phi; sau đó đi quanh các quốc gia khu vực Trung Á, Đông Nam Á và Nam Á. Bắt đầu từ đầu năm 2014, các quốc gia Châu Âu cũng dần “nhận được” sự săn đón của Trung Quốc. Nhìn toàn cảnh, Trung Quốc chỉ chưa “nhúng tay” vào Trung Đông. Có thể nói, quan hệ giữa Trung Đông và Trung Quốc có thể nói vô cùng lâu dài. Vì thế, chuyến thăm này của Trung Đông là sự bù đắp cho thiếu sót tình hình ngoại giao quốc tế của Trung Quốc.

Sự bảo đảm về lợi ích

Hiện nay, lợi ích của Trung Quốc trên trường quốc tế có thể nói ngày càng lớn, trong đó đóng góp của Trung Đông chiếm một phần không nhỏ. Đầu tiên về khía cạnh kinh tế, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2015 đạt hơn 200 tỷ USD, hơn một nửa lượng dầu nhập khẩu vào Trung Quốc đến từ khu vực này. Lợi ích kinh tế lớn như vậy sẽ đem lại lợi ích an ninh quan trọng. Công trình thầu có nguồn vốn từ các doanh nghiệp và các công nhân Trung Quốc, vận chuyển năng lượng đòi hỏi việc lưu hành thuận tiện trên biển hay bảo vệ an toàn cho các công dân làm việc tại khu vực đều cần có sự quan tâm và phối hợp của chính quyền nước sở tại.

Điều đặc biệt hơn là, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy chiến lược “một đường” của mình; Trung Đông chính là khu vực có vị trí quan trọng khó tránh. Khu vực này có đồng ý hợp tác phát triển, có quyết tâm đảm bảo an ninh đều có ý nghĩa vô cùng quan trong trong chiến lược này của Trung Quốc. Ngoài ra, hợp tác khu vực cũng như trong chiến dịch chống khủng bố cần sự giao lưu, tin tưởng và hỗ trợ của các nhà lãnh đạo cấp cao. Vì vậy, có thể nói chuyến thăm này có ý nghĩa như một sự bảo đảm về lá bài lợi ích đến từ Trung Đông.

Địa vị quan trọng

Tình hình bất ổn của Trung Đông đã tồn tại tương đối lâu, nhưng mỗi thời điểm lại có những đặc điểm khác nhau. Hiện nay, tình hình Trung Đông đang bước vào một giai đoạn quan trọng. Đầu tiên là Iran, từ năm 1957 bắt đầu phát triển hạt nhân đến nay, nước này đã chịu nhiều lệnh trừng phạt đến từ các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, kinh tế chịu nhiều tổn thất, cuộc sống nhân dân lầm than, cho đến cuối tháng 7 vừa rồi mới đạt được thỏa thuận toàn diện, mới thắp lên một tia hy vọng cho tương lai Iran. Đặc biệt là việc giải quyết các lệnh trừng phạt sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước này phát triển, giúp đỡ đưa quốc gia giàu tài nguyên này trở lại quĩ đạo của sự phồn thịnh. Không nghi ngờ gì, điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội hợp tác cho nhiều nước.

Thứ hai có thể kể đến Ai Cập bước đầu đã ổn định; tiếp đó dốc sức phát triển, vực dậy chỉ số GDP đã tụt dốc trong vài năm qua. Hành động then chốt là đặt nền móng vững chắc cho một thời kì phát triển bằng cách phát triển công nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng. Trên phương diện này, không thể trông mong vào các quốc gia trong khu vực, chỉ có thể trông mong vào vốn đầu tư của Trung Quốc.

Còn Ả Rập-cường quốc năng lượng cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc.

Nước cờ sinh tồn của cường quốc

Khu vực Trung Đông là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên năng lượng dồi dào, đây vốn là nước cờ sinh tồn cho các quốc gia khu vực này. Mỹ là người khởi xướng chiến dịch “dân chủ hóa Trung Đông”; một vài quốc gia châu Âu cũng có những bước đi theo chiến lược này. Không ngờ, các phần tử khủng bố nhân cơ hội này đưa cục diện khu vực trở nên loạn hơn bao giờ hết. Mỹ nhanh chóng xuất chiêu nhằm ổn định tình hình của Syria, Iran, muốn rút chân ra khỏi khu vực này, đẩy vấn đề chủ nghĩa khủng bố và khủng hoảng người di cư cho châu Âu. Nhưng, điều Mỹ không ngờ là Nga ra tay đưa quân vào khu vực này. Nga không những giáng một đòn mạnh vào Chính phủ Tổng thống Asa mà còn triển khai một kế hoạch “cứng hơn” giành cho Iran.

Lúc này, phần tử khủng bố, khủng hoảng người di cư, xung đột sắc tột đã trộn lại với nhau thành xung đột khu vực; Mỹ muốn rút cũng khó lòng được Nga chấp nhận.Vậy bước tiếp theo là gì? Chiêu cũ không thể dùng lại, chiêu mới chưa nghĩ ra. Bất luận là do lợi ích bản thân hay vì hòa bình quốc tế, với vị thế là một cường quốc, Trung Quốc cần phát huy tác dụng của mình.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khang phát biểu vào ngày 15/1: nhận lời mời Quốc vương Ả Rập, Tổng thống Ai Cập Sethi và Tổng thống Iran Rahani; Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước đến ba quốc gia trên từ ngày 19-23/1.

Nghiêm Thu (Duowei)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news