Tin mới

Vì sao lại gọi là "tháng củ mật"?

Thứ năm, 22/01/2015, 10:31 (GMT+7)

Tháng Chạp, theo cách gọi dân gian-"tháng củ mật”, là thời điểm năm hết Tết đến, cũng là thời điểm kẻ xấu lợi dụng sự sơ hở của mọi người để trộm cướp.

Tháng Chạp, theo cách gọi dân gian-"tháng củ mật”, là thời điểm năm hết Tết đến, cũng là thời điểm kẻ xấu lợi dụng sự sơ hở của mọi người để trộm cướp. 

Vì sao lại gọi là "tháng củ mật"?

Có thể hiểu đơn giản nhất đây là tháng mà dân ta cho rằng hay bị xui xẻo, là tháng có thể dễ mất mát tiền của, hay bị “tai bay vạ gió”, có khi hao người tốn của với những lý do hết sức khác nhau… đen và đắng như Củ Mật.

Mất cắp thường xuyên diễn ra vào tháng "củ mật" 12 âm lịch

Có thể lý giải cho cách gọi này rằng tháng 12 âm lịch là tháng làm ăn không chỉ của người lương thiện mà của cả kẻ không lương thiện vì cuối năm ai cũng có nhu cầu Tết. Tháng 12 âm lịch, nhất là những ngày giáp tết, hầu hết ai cũng luôn luôn có việc, phải đi lại thường xuyên, thức khuya, dậy sớm, khách đến nhà chơi, đến giải quyết công việc nhiều nên thường gây nên trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, buồn ngủ. Vậy nên, hầu hết xong việc đặt lưng là ngủ say, nhiều khi ngồi cũng có thể ngủ ngon lành, cổng, cửa đôi khi quên cả khóa, xe quên cả cho vào nhà, đồ dùng quên cả cất dọn, thêm nữa là nhu cầu mua sắm những ngày giáp tết tăng, thường xuyên mang tiền trong người. Do vậy, nếu cảnh giác không cao sẽ là cơ hội “ngàn vàng” cho bọn đạo chích lộng hành, đen đủi như mất tiền, mất của dễ xẩy ra.

 Trên thực tế, trong tháng này, tại các địa bàn công cộng cũng như khu vực nhà dân, công sở, trên các tuyến giao thông, nạn trộm cắp, cướp giật diễn biến khá phức tạp.

Đề phòng trộm cắp tinh vi, Tai nạn giao thông "tháng củ mật"

Theo thông tin từ báo Báo Quân đội nhân dân có mặt tại khu vực các ga-ra ô tô trên đường Trần Thái Tông (Hà Nội). Rất đông khách tới sửa xe ở cửa hàng của anh Nguyễn Chí Hoạt, số 166 Trần Thái Tông. Đứng bên chiếc xe Vios vừa bị “vặt” trụi hai bên gương với vẻ mặt thất thần, anh L.N.T, chủ xe buồn bã cho biết: “Chiều hôm trước, tôi và gia đình đi liên hoan năm mới, để xe ở chỗ hơi tối. Thời gian ăn uống chỉ hơn một tiếng, thế mà khi ra, đôi gương xe đã không cánh mà bay”. Tuy chưa phải là dòng xe sang, nhưng vụ việc cũng khiến anh mất hơn 10 triệu đồng mua đôi gương mới cho xe.

Cuối tháng 11-2014, Công an phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã bắt quả tang 3 nam thanh niên trèo tường đột nhập vào nhà dân. Các đối tượng khai, chúng thuê phòng tại một nhà nghỉ và hằng đêm cả nhóm thuê tắc-xi đi khắp Hà Nội, tìm sơ hở để trộm cắp tài sản. Lực lượng công an đã thu giữ 10 máy vi tính xách tay, hàng chục điện thoại di động và đồ nghề bọn chúng sử dụng để đi trộm cắp như vam phá khóa, kìm cộng lực, tuốc-nơ-vít...

Vấn đề cảnh giác, đề phòng tai nạn giao thông dịp Tết cũng cần phải đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Số liệu thống kê cho thấy, chỉ tính riêng trong ngày đầu nghỉ Tết Dương lịch (1-1), cả nước xảy ra 39 vụ, làm chết 20 người, bị thương 25 người. Qua "đường dây nóng" của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ngày 1-1, lực lượng chức năng  còn nhận được khoảng 50 phản ảnh của người dân về việc xe chở quá tải, chở quá số người quy định, chạy đón trả khách không đúng nơi quy định…

Dã Quỳ (Tổng hợp)




Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news