Tin mới

Malaysia thừa nhận có tín hiệu "vật thể lạ" giống máy bay mất tích ở Malacca

Thứ tư, 12/03/2014, 15:28 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Chỉ huy trưởng lực lượng không quân hoàng gia Malaysia Rodzali Daud\nchính thức thừa nhận có tín hiệu vật\nthể lạ giống máy bay vào lúc 2g15 sáng ngày thứ bảy 8-3-2014 (giờ\nđịa phương) – tức khoảng 45 phút sau khi MH370 biến mất khỏi màn hình\ntheo dõi không lưu giữa hai nước Malaysia và Việt Nam.>>Malaysia phát hiện máy bay mất tích ở eo biển Malacca?>>Máy bay mất tích: Cả thế giới đang cầu nguyện cho điều kỳ diệu

(Tinmoi.vn) Chỉ huy trưởng lực lượng không quân hoàng gia Malaysia Rodzali Daud chính thức thừa nhận có tín hiệu vật thể lạ giống máy bay vào lúc 2g15 sáng ngày thứ bảy 8-3-2014 (giờ địa phương) – tức khoảng 45 phút sau khi MH370 biến mất khỏi màn hình theo dõi không lưu giữa hai nước Malaysia và Việt Nam.

Xem cận cảnh cả thế giới cầu nguyện điều kỳ diệu sẽ đến với máy bay MH370:

 

Nhấn F5 để được cập nhật thông tin mới nhất!

20h: Theo Sở chỉ huy phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không, ngày mai, việc tìm kiếm máy bay Malaysia của phía Việt Nam vẫn diễn ra, nhưng giảm mạnh về số phương tiện tham gia. Cụ thể, chỉ duy trì hoạt động bay của 2 máy bay AN26, 1 thủy phi cơ DHC-6. Ngoài ra, có 3 trực thăng dự phòng khi có lệnh

17h45: Tại cuộc họp báo chiều nay (12/3) tại Kuala Lumpur, Tư lệnh không quân Malaysia Rodzali Daud cho biết, radar quân đội nước này phát hiện một vật thể, có khả năng là chiếc máy bay, trong khu vực phía bắc eo biển Malacca vào lúc 2h15' sáng 8/3.

Chỉ huy trưởng lực lượng không quân hoàng gia Malaysia Rodzali Daud chính thức thừa nhận radar quân sự nước này đã phát hiện tín hiệu vật thể lạ giống máy bay ở phía bắc eo biển Malacca cách xa hàng trăm dặm so với địa điểm mà máy bay mất tín hiệu (ở biển Đông).

Ông Rodzali Daud thừa nhận có tín hiệu vào lúc 2g15 sáng ngày thứ bảy 8-3-2014 (giờ địa phương) – tức khoảng 45 phút sau khi MH370 biến mất khỏi màn hình theo dõi không lưu giữa hai nước Malaysia và Việt Nam.

Ông Daud nhấn mạnh rằng các thông tin cần phải được chứng thực và đó là lý do tại sao Malaysia chậm công bố thông tin.

17h: Văn phòng Ủy ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia cho biết, phía Malaysia đang chuyển hướng tìm kiếm sang eo biển Malacca. Trong khi đó, vào ngày 13/3, Việt Nam sẽ tổ chức 1 kíp trực 3 máy bay gồm 1 CASA, 2 AN-26 bay mở rộng ra phía nam khu vực DK1 và phía chồng lấn Việt Nam - Malaysia. Trên biển các tàu di chuyển về khu vực gần DK1

15h45: Theo Zing, Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, trong vài ngày qua, thời tiết tại khu vực tiến hành tìm kiếm máy bay mất tích Malaysia rất tốt và có thể nói là tầm quan sát xa nhất trên biển.

Mặc dù chúng ta đã huy động rất nhiều các loại máy bay, tàu, với nhiều phương tiện hiện đại nhưng vẫn không tìm thấy dấu vết nào của chiếc máy bay mất tích. Thêm vào đó, trên khu vực vịnh Thái Lan và phía Nam Cà Mau, tàu cá chúng ta hoạt động rất nhiều cũng chưa phát hiện bất kỳ dấu vết gì. Như vậy có thể nói, ít có khả năng máy bay Malaysia gặp nạn trên vùng biển của chúng ta đảm nhiệm.

15h5: Sáng 12/3 có 6 chuyến bay (Trung Quốc 1 chuyến, Hoa Kỳ 1 chuyến, Singapore 2 chuyến và Malaysia 2 chuyến). Đến 12h35 ngày 13/2, 4 chuyến đã hạ cánh, trên bầu trời còn 2 máy bay". Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phát hiện tín hiệu gì về máy bay mất tích.

15h: Một nhóm ngư dân Malaysia đã phát hiện phao cứu sinh mang dòng chữ "Boarding" nằm gần eo biển Malacca (Xem chi tiết)

Máy bay mất tích: Trực tiếp ngày thứ 5 tìm máy bay Malaysia mất tíchPhao cứu sinh được phát hiện gần eo biển Malacca

14h: Theo Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, chiều 12/3, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đề nghị rút tàu nghiên cứu, khảo sát biển Trần Đại Nghĩa mang số hiệu 888 về căn cứ. Các tàu hải quân, tàu cảnh sát biển còn lại tùy trường hợp cơ động. Ngoài ra, Thượng tướng yêu cầu lực lượng các quân khu 7,9 cơ động tìm kiếm tại các vùng đất liền, cụ thể như U Minh Hạ, U minh Thượng

13h15: Tàu nghiên cứu biển HQ888 mang tên giáo sư Trần Đại Nghĩa cũng đã được huy động. Đây là tàu khảo sát thăm dò màu hiện đại nhất Đông Nam Á", Trung tướng Võ Văn Tuấn-Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam

13h: “Được rồi! Chúc ngủ ngon!” là những từ cuối cùng của phi công trên máy bay hãng Malaysia Airlines mất tích, lần đầu tiên được công bố trong cuộc họp tại thủ đô Bắc Kinh vào ngày 12.3, giữa đại diện chính quyền Malaysia và người thân hành khách trên máy bay mất tích. (Xem chi tiết)

12h: Sáng nay, các tàu bay AN26 và CASA tiếp tục tìm kiếm mở rộng về phía Nam, Đông Nam mũi Cà Mau.

11h15: Nhật Bản điều 4 máy bay của Lực lượng phòng vệ (SDF) tham gia hành động quốc tế tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của Malaysia Airlines bị mất tích ngày 8/3.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nói rằng bộ này sẽ điều 2 máy bay vận tải C-130 của Lực lượng Phòng vệ trên không (ASDF) và 2 máy bay tuần tra P-3C của Lực lượng Phòng vệ trên biển (MSDF) tham gia cuộc tìm kiếm.

11h: Đại diện Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không vừa cho biết, Hàng không Malaysia chưa có nguồn tin chính thức về việc có hay không mảnh vỡ của máy bay mất tích ở eo biển Malacca. Do vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục tìm kiếm theo kế hoạch, với 2 máy bay AN26, 2 CASA, máy bay của Không quân, Hải quân Việt Nam.

Ngoài ra, Trung Quốc, Newzeland, Singapore cũng bay ở khu vực biển Đông của Việt Nam.

10h15: Malaysia bác tin MH370 quay ngược về eo Malacca (Xem chi tiết)

Ngày thứ 5 tìm kiếm máy bay mất tích: Malaysia bác tin phát hiện máy bay mất tích ở eo biển Malacca

10h: Thông tin từ Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Cục Hàng không VN cho biết: Sáng nay lãnh đạo Cục hàng không VN đã gửi văn bản cho Cục hàng không Malaysia yêu cầu xác nhận thông tin radar tìm thấy tín hiệu máy bay mất tích ở eo biển Malacca.

Hiện máy bay của Malaysia vẫn tiếp tục bay tìm kiếm tại điểm IGARI (điểm đánh dấu máy bay biến mất khỏi màn hình).

9h: Ủy ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia cho biết, sau khi có thông tin của hãng tin Reuters cho rằng vị trí tìm thấy tín hiệu cuối cùng của chiếc máy bay Boeing 777 cách rất xa vị trí nó liên lạc lần cuối với trạm kiểm soát không lưu dân sự ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Malaysia, cụ thể là ở eo biển Malacca, 19h ngày 11/3, Việt Nam đã yêu cầu Malaysia xác minh và thông tin chính xác để Việt Nam có kế hoạch tìm kiếm tiếp theo. Tuy nhiên đến sáng 12/3 phía bạn vẫn chưa có hồi âm. Vì vậy, trong sáng nay, kế hoạch tìm kiếm vẫn tiếp tục như dự kiến”.

Tại Sở chỉ huy tiền phương ở Phú Quốc, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu vừa điện thoại báo cáo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Chủ tịch Uỷ ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia về tình hình triển khai trong ngày tìm kiếm thứ 5. Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu cho biết đến thời điểm này, Malaysia vẫn chưa trả lời chính thức về thông tin tìm được máy bay ở Malacca. Do vậy, phía Việt Nam vẫn chưa ngừng tìm kiếm. Tuy nhiên, tàu hải quân, cảnh sát biển và tàu tìm kiếm cứu nạn tạm dừng di chuyển, chờ thông tin báo về từ trực thăng, thủy phi cơ.

Máy bay mất tích: Trực tiếp ngày thứ 5 tìm máy bay Malaysia mất tích

Theo một nguồn tin quân sự đã phát hiện dấu vết máy bay mất tích ở eo biển Malacca, Malaysia. Tuy nhiên phía Việt Nam vẫn chưa nhận được thông tin xác nhận, nên việc tìm kiếm máy bay mất tích vẫn tiếp tục.

20h ngày 11/3: Sở chỉ huy Ủy ban tìm kiếm cứu nạn Quốc gia cũng thông tin: Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam cho hay, ông đã nghe thông tin dấu vết máy bay ở bờ Tây Malaysia trên mạng.

Nhưng thông tin chính thức thì đến nay chưa có cơ quan nào thông báo cho Việt Nam và ông Tuấn cho rằng cũng cần phải cảnh giác trước những thông tin có thể gây nhiễu loạn.

Hiện Cục hàng không Việt Nam đã gửi công văn cho Malaysia đề nghị xác nhận thông tin về việc phát hiện máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airline gần eo biển Malacca

Theo kế hoạch ngày 12/3, Việt Nam vẫn duy trì 3 trực thăng, 4 AN 26 và 2 máy bay tuần thám CASA cùng thủy phi cơ DHC 6 tham gia tìm kiếm. Việc tìm kiếm vẫn được thực hiện trên khu vực đã tìm các ngày qua nhưng có mở rộng ra phía Đông đường bay R208. Cụ thể máy bay AN26 bay mở rộng tìm kiếm về phía Đông, cách Đông Nam tỉnh Sóc Trăng hơn 60km (rộng khoảng 35.000km2); thủy phi cơ và trực thăng Mi-171 sẽ tìm kiếm ở khu vực giữa đảo Phú Quốc và Thổ Chu, rộng hơn 5.000km2.

Ngày tìm kiếm thứ 4, tất cả 31 tàu đã tham gia tìm kiếm (trong đó Việt Nam có 9 tàu, Malaysia 9 tàu, Trung Quốc 6 tàu, Mỹ 3 tàu, Singapore 3 tàu, Thái Lan 1 tàu). Về máy bay, đã huy động 23 máy bay (trong đó, Việt Nam 9, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia: mỗi nước 4 máy bay và Singapore: 2).

P.V

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news