Tin mới

Mẹo nấu mỳ tôm để hạn chế tối đa tác hại nguy hiểm với sức khoẻ

Thứ năm, 03/07/2014, 15:14 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Mỳ tôm là loại thực phẩm ăn liền được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, nhất là vào bữa sáng. Tuy nhiên, mỳ tôm rất có hại cho sức khoẻ. Bạn có thể tham khảo mẹo chế biến dưới đây để hạn chế tối đa nguy hiểm của loại đồ ăn này.

(Tinmoi.vn) Mỳ tôm là loại thực phẩm ăn liền được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, nhất là vào bữa sáng. Tuy nhiên, mỳ tôm rất có hại cho sức khoẻ. Bạn có thể tham khảo mẹo chế biến dưới đây để hạn chế tối đa nguy hiểm của loại đồ ăn này.

Tác hại của mỳ ăn liền

Nóng

Độ giòn của mì ăn liền là do được chiên dầu ở nhiệt độ cao, những người thích mì ăn liền khi ăn xong thường cảm thấy khô miệng, háo nước. Thậm chí, nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, vì thế không nên ăn nhiều mì ăn liền.

Thiếu chất dinh dưỡng

Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt và không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, carbonhydrate, khoáng chất, vitamin và chất xơ.

Nếu ăn mì ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, từ đó kéo theo một loạt bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê... Những người ăn nhiều mì ăn liền, ăn liên tục trong thời gian dài có thể xuất hiện các triệu chứng thiếu dinh dưỡng như sút cân, teo cơ…

                               

Gây hại cho gan

Trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, hệ sinh sản, dây thần kinh trung ương.

Nguy cơ ung thư

Do mì ăn liền được chế biến bằng cách sấy khô hoặc chiên qua dầu, trong quá trình này có thể xảy ra phản ứng hóa học liên quan, sinh ra một vài chất có độc. Giống như tất cả các loại thực phẩm loại tinh bột nếu nấu chín ở nhiệt độ cao (trên 120 độ C) đều sinh ra chất acrylamide gây ung thư.

Cách chế biến mỳ đúng cách để hạn chế tác hại

Thường thì mì tôm là món ăn được ưa chuộng của những người bận rộn. Chính vì thế, “tác phong” nấu mì cũng rất nhanh chóng. Chúng ta thường cho mì vào nước sôi, cho đầy đủ gia vị vào nòi rồi đun khoảng 3 phút là đem ra ăn. Hoặc khi bận hơn, chúng ta chỉ cho mì vào bát hoặc để mì trong cốc mỹ sẵn, rồi cho đầy đủ gia vị, đổ nước sôi, đậy nắp chờ trong khoảng 3 -5 phút là ăn.

Tuy nhiên, thói quen này vô cùng tai hại.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tuân thủ 3 bước sau khi nấu mỳ.

Bước 1: Đun sôi nước cùng mì tôm. Bước này là bước bạn trần qua mì tôm, để lọc chất xám cũng như lớp dầu chiên mì. Bạn hãy, đợi khi các sợi mì rời nhau và chín đều thì bạn hãy đổ bỏ nước sôi và trút mì ra bát.

Bước 2: Tiếp tục đun sôi một nồi nước mới rồi đổ phần mì vừa gắp ra bát vào lại nồi nước. Nhanh tay tắt bếp để mì không bị nát. Sau đó, bạn cho gói gia vị mì vào. Còn nếu muốn ăn mì khô, bạn có thể bỏ nước mì đi và trộn mì với các gói gia vị như bình thường.

Bước 3: Nếu muốn ăn thêm trứng gà hoặc thịt, cá, tôm, rau xanh… thì bạn hãy chế biến chúng riêng rồi thêm vào mì.

Thoa Nguyễn (Tổng hợp)

Xem thêm video trên Tin Mới: Báo gấm choáng váng vì bị linh dương quật tơi tả

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news