Tin mới

Moscow và Minsk đáp trả Mỹ ra sao ở vùng Baltic?

Thứ ba, 14/10/2014, 09:55 (GMT+7)

Mặc dù NATO luôn nói đến việc hạn chế gia tăng\nảnh hướng lên các nước thuộc biên giới của Nga và Belarus, nhưng những hành\nđộng thực tế của NATO và Washington cho thấy điều ngược lại.

Mặc dù NATO luôn nói đến việc hạn chế gia tăng ảnh hướng lên các nước thuộc biên giới của Nga và Belarus, nhưng những hành động thực tế của NATO và Washington cho thấy điều ngược lại.

Vào ngày 1/10 vừa qua quân đội Mỹ bắt đầu quá trình triển khai ở Ba Lan và các nước Baltic. Quân số cho đợt tăng tường này thuộc Lữ Đoàn Dù 173, Trung Đoàn Kỵ binh số 8 của Sư đoàn Kỵ Binh quân đội Mỹ.

Hơn nữa Washington đã gửi không chỉ quân sự, mà còn chuyển các thiết bị quân sự tới các nước Baltic, bao gồm cả xe tăng chủ lực Abrams của quân đội Mỹ. Tất nhiên, quá trình chuyển giao vũ khí hạng nặng đến biên giới của Nga và Belarus được các phương tiện truyền thông phương Tây gọi là vô hại, và họ chỉ cho là "tham gia vào cuộc tập trận quân sự". Tuy nhiên chính quyền Nga cho rằng đó chỉ là những lời bào chữa vụng về của phương Tây. Mục đích của Mỹ là mở rộng sự hiện diện quân sự tại các nước vùng Baltic và Ba Lan.

Tên lửa hành trình AGM-158 JASSM của Mỹ

Ngoài ra, Washington đang tích cực giúp đỡ lực lượng quân đội Ba Lan, đặc biệt là lực lượng không quân của Ba Lan được Mỹ trang bị các loại vũ khí chính xác cao nhất. Vào ngày 2/10, chính phủ Mỹ đã thông qua quyết định bán 40 tên lửa hành trình tầm xa AGM-158 JASSM. Dự kiến tổng số tiền của hợp đồng để mua những vũ khí này khoảng 500 triệu đô la, và thời gian cung cấp tên lửa có thể được dự kiến trong vòng một hoặc hai năm sau tới.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Tomasz Semonyak đã không giấu nổi niềm vui với quyết định này của đồng minh Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Ba Lan, ông Tomasz Semonyak cho biết: "Tôi rất hài lòng rằng các nhà chức trách Mỹ đã nhanh chóng giải quyết tất cả các vấn đề thủ tục. Chúng tôi nhớ trường hợp của Phần Lan đã phải mất 8 năm mới có quyết định như vậy".

Những năm qua các nước NATO đang gia tăng không ngừng ngân sách chi tiêu quân sự. Và Ba Lan là không ngoại lệ - Thủ tướng Chính phủ Ba Lan  Ewa Kopacz cho biết, trong những ưu tiên của chính phủ là sẽ tăng khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang và sự gia tăng ngân sách quốc phòng năm 2016 lên 2% GDP.

Tổ hợp phòng không S-400 của Nga

Brussels và Washington đang tích cực tìm kiếm để có được một căn cứ mới gần biên giới với Belarus và Nga. Điều đáng chú ý là các lực lượng vũ trang của Belarus không thể đáp ứng một cách nhanh chóng với cách tiếp cận của căn cứ NATO. Chính vì vậy sắp tới Nga sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng với Belarus. Điển hình trong đó là việc Nga chuyển giao cho Belarus các tổ hợp phòng không hiện đại hàng đầu thế giới như S-400 và các tổ hợp tên lửa hoạt động-chiến thuật Iskander.

Theo nguồn tin tức từ Bộ quốc phòng Nga thì thời hạn chuyển giao hàng loạt các hệ thống vũ khí mới cho Belarus sẽ trùng với thời điểm Mỹ giao tên lửa hành trình AGM-158 JASSM đến Ba Lan. Theo các chuyên gia quân sự thì các loại vũ khí phòng không mới nhất đóng quân trên lãnh thổ Belarus sẽ tham gia vào yểm trợ trên không cho quân đội Nga đóng tại khu vực Kaliningrad.

Rõ ràng rằng, với sự hợp tác ngày càng sâu rộng giữa Nga và Belarus đã khiến các kế hoạch tiếp cận biên giới Nga của phương Tây trở lên khó khăn hơn nhiều. Tiềm lực quân sự của Nga và Belarus hiện nay đủ sức để đập tan bất kỳ một mối đe dọa nào.

Theo Yên Hưng (Newsland/ Người đưa tin)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.