Tin mới

Mỹ cần làm gì để ngăn Trung Quốc áp chế Biển Đông?

Thứ hai, 18/01/2016, 17:10 (GMT+7)

Nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông trong chính sách "tái cân bằng" của mình, trong năm 2015, Mỹ đã tiến hành nhiều hành động cụ thể để thách thức yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở khu vực này.

Nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông trong Chính sách "tái cân bằng" của mình, trong năm 2015, Mỹ đã tiến hành nhiều hành động cụ thể để thách thức yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở khu vực này.

Về mặt học thuyết, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa ra "Chiến lược an ninh hàng hải châu Á - Thái Bình Dương", theo đó mô tả Trung Quốc là ngọn nguồn gây bất ổn và khớp nối những nỗ lực của Mỹ để ổn định Biển Đông.

Về mặt thực tiễn, Washington đã triển khai tàu sân bay USS Lassen (DDG-82) vào sâu trong khu vực 12 hải lý của 5 đảo, trong đó có Đá Xu Bi và đưa máy bay ném bom B-52 tới gần nhóm đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép ở Trường Sa.

Trong một chừng mực nào đó, những bước đi trên cho thấy Mỹ đã cố thực hiện tư thế chủ động hơn ở Biển Đông. Tuy nhiên, những bước đi này không đủ để ngăn chặn sự áp chế của Trung Quốc tại khu vực. Cần phải hành động nhiều hơn nữa.

Chắc chắn Mỹ cần phải có sự tính toán cẩn thận hơn khi đưa ra các chính sách để đối phó với nước có thể là bá chủ khu vực, nhưng họ cũng cần phải quả quyết và kịp thời. Khái niệm "bay và đi thuyền" được đề cập tới lần đầu vào tháng 5/2015 và được các lãnh hàng đầu của Mỹ lặp lại nhiều lần ở nhiều mức độ khác nhau. Nhưng, Nhà Trắng đã phải cân nhắc quá lâu trước khi quyết định đưa tàu USS Lassen tới Biển Đông vào ngày 27/10/2015. Một phản ứng chậm như vậy là không thể chấp nhận đối với một cường quốc toàn cầu và điều này gợi ra cảm giác là Mỹ đang suy yếu. Nó cho Trung Quốc cơ hội để vạch ra phản ứng khẳng định những nỗ lực của Mỹ là vô ích. Ví dụ, để đáp lại chiến dịch "bay và đi thuyền", gần đây Trung Quốc đưa ra hàng loạt chuyến bay thử ở Đá Chữ Thập, vi phạm Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế và chủ quyền của các quốc gia ven biển khác trong đó có Việt Nam. Hành vi này cũng dọn đường cho việc quân sự hóa Biển Đông trong tương lai.

Tàu chiến Mỹ. Ảnh: UNC - CFC - USFK

Về ngoại giao, Mỹ cần nâng cấp quan hệ ngoại giao với các đối tác mới ở khu vực Đông Nam Á lên thành đối tác chiến lược, đặc biệt là Việt Nam. Điều này rất quan trọng bởi một số lý do như sau:

Thứ nhất, một đối tác chiến lược sẽ giúp giảm xích mích về các vấn đề như dân chủ, quyền con người. Theo quan điểm của một số nước trong khu vực, các vấn đề trên có thể làm suy yếu hệ thống chính trị cũng như chủ quyền lãnh thổ của họ. Thực tế, khu vực Đông Nam Á đã có những tiến bộ đáng kể trong những vấn đề này trong vài năm gần đây và điều này sẽ còn tiếp tục.

Thứ hai, khi quan hệ chiến lược được thành lập, "sự tin tưởng chiến lược" cũng sẽ tăng lên, mở ra khả năng hợp tác về quốc phòng và chiến lược xa hơn nữa.

Thứ ba, quan trọng hơn, nếu Mỹ không đủ quyết đoán để tìm thêm những người bạn thân hơn trong khu vực, họ sẽ mất vị trí vào tay Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đang đầu tư các nguồn lực để trấn an và xoa dịu các nước Đông Nam Á thông qua những sáng kiến như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Con đường tơ lụa trên Biển và Quỹ Con đường Tơ lụa.

Về kinh tế, Mỹ nên xem xét thêm 2 sáng kiến. Thứ nhất, trong khi Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP có khả năng mở ra một chương mới của liên kết kinh tế Mỹ - châu Á, Mỹ nên xem xét xây dựng một con đường thương mại trên biển của Mỹ. Con đường kết nối, gắn chặt Mỹ với các cảng thương mại tại khu vực này. Điều này quan trọng bởi "gần 30% thương mại hàng hải của thế giới đi qua Biển Đông hàng năm, trong đó có khoảng 1,2 nghìn tỷ USD là thương mại tàu thuyền tới Mỹ". Khi ngày càng có nhiều tàu thuyền của lái buôn Mỹ qua lại Biển Đông thì Mỹ sẽ có sự hiện diện lớn hơn tại khu vực này và đó là cách làm nhẹ nhàng, hợp pháp, dễ chấp nhận khi mà thương mại đôi bên cùng có lợi.

Thứ hai, Mỹ cần ủng hộ các công ty dầu mỏ của mình để thành lập một liên doanh (hoặc một tổ hợp doanh nghiệp bao gồm các công ty dầu đến từ các nước có chung mục đích) để thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của các nước có yêu sách nhỏ hơn, đặc biệt là ở những khu vực nhạy cảm - nơi Trung Quốc vạch ra "đường 9 đoạn". Khi làm vậy, Mỹ không chỉ tăng cường khả năng tương tác với những nước có yêu sách nhỏ hơn mà còn làm suy yếu yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông bởi các dự án thăm dò này phù hợp với luật pháp quốc tế - nawmftrong vùng biển thuộc tài phán của các bên tranh chấp nhỏ hơn, phù hợp với UNCLOS, cách xa lãnh thổ Trung Quốc.

Trong khi đó, Mỹ có thể gây chú ý nhiều hơn tới thực tế đó là dòng vốn đầu tư nước ngoài cahyr vào Trung Quốc và nhu cầu hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc đang tạo ra Doanh thu cho phép Bắc Kinh quyết đoán hơn ở Biển Đông và còn hơn thế. Nhiều thập kỷ kể từ khi Trung Quốc áp dụng chính sách cởi mở hơn vào năm 1978, chúng ta đã chứng kiến sự phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn và công nghệ của phương Tây để phát triển. Tuy nhiên, để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đã thay đổi hướng đi và hiện đã là một cường quốc của chủ nghĩa xét lại và bành trướng.

Về mặt quân sự, nếu Bắc Kinh sử dụng tàu bán quân sự và dân quân để quấy rối hoạt động của các đại gia dầu lửa Mỹ, Washington - được sự đồng ý của các nước chủ nhà - có thể điều động lực lượng tuần duyên với hải quân và máy bay để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình. Một mặt, điều này sẽ cung cấp cho Hải quân Mỹ thêm nhiều bước đệm tại khu vực, nhưng cũng tránh châm ngòi một cuộc đối đầu quốc tế khi sử dụng tàu chiến. Mặt khác, hành động này sẽ duy trì luật pháp quốc tế trong thực tiễn và chứng minh hiệu quả rằng "đường 9 đoạn" không hợp lệ, không phù hợp với UNCLOS. Tuy nhiên, để có thể làm được điều này, Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cần mở rộng tới Biển Đông (ở mức độ phù hợp) bởi hầu hết các tàu tuần duyên Mỹ đều đã được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ giám sát EEZ của Mỹ và ở Bắc Cực.

Tóm lại, nếu để ngăn chặn sự áp chế của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ cần phải mạnh mẽ hơn và hành động một cách toàn diện hơn.

* Bài viết là ý kiến cá nhân của ông Thuc D.Pham, nhà nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam đăng tải trên trang The Diplomat.

Bảo Linh (theo The Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news