Tin mới

Xung đột quân sự với Triều Tiên, Mỹ gánh hậu quả khủng khiếp như thế nào?

Thứ tư, 09/08/2017, 16:11 (GMT+7)

Với việc Triều Tiên liên tiếp hai lần thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa, ngày càng có nhiều gợi ý cho rằng Mỹ Mỹ nên tiến hành một cuộc tấn công phòng ngừa để ngăn chặn Triều Tiên.

Với việc Triều Tiên liên tiếp hai lần thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa, ngày càng có nhiều gợi ý cho rằng Mỹ Mỹ nên tiến hành một cuộc tấn công phòng ngừa để ngăn chặn Triều Tiên.

Theo tạp chí National Interest của Mỹ, đây là thời điểm khó khăn trên bán đảo Triều Tiên. Với việc lần thứ 2 thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn lên ICBM, Triều Tiên và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tiếp tục thể hiện quyết tâm trở thành một quốc gia hạt nhân, bất chấp những nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn họ. Những hành động này đã đẩy căng thẳng trên bán đảo lên mức cao và nguy hiểm, đẩy Mỹ và các đồng minh vào tình huống ít lựa chọn. Để ngăn chặn khả năng này, ngày càng có nhiều gợi ý rằng Mỹ nên tiến hành một cuộc tấn công phòng ngừa để ngăn chặn Triều Tiên.

Trong những thời điểm như thế này, nhiệm vụ của bất cứ chỉ huy hay tư lệnh nào là đảm bảo an toàn và an ninh cho công dân của họ. Đó là nguyên nhân tại sao trong những năm qua, cả chính quyền đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ở Mỹ đều không thể lựa chọn giải pháp quân sự cho vấn đề Triều Tiên.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng có nghĩa vụ hợp tác với các đồng minh để đảm bảo những hành động của mình không ảnh hưởng đến an toàn và an ninh của các nước đồng minh, trừ khi không còn lựa chọn nào khác. Đến một lúc nào đó, có thể Triều Tiên sẽ khiến Mỹ phải hành động quân sự, nhưng điều này cần được hiểu rằng sẽ có giá rất đắt.

Xung đột quân sự là lựa chọn cuối cùng của Mỹ trong vấn đề Triều Tiên. Ảnh: OSNet Daily

Một cuộc xung độ trên bán đảo Triều Tiền là kết quả của hành động quân sự từ phía Mỹ nhằm ngăn Triều Tiên hoàn thiện phát triển ICBM, sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả Mỹ và các đồng minh của họ trong khu vực.

Nếu Mỹ hành động quân sự phòng ngừa để loại trừ mối đe dọa Triều Tiên mà không nhận được sự ủng hộ từ Hàn Quốc và Nhật Bản, Washington sẽ có nguy cơ gây nguy hiểm cho hai đồng minh thân cận ở châu Á mà họ có hiệp ước phải bảo vệ. Chẳng cách nào có thể chắc chắn rằng hành động ngăn chặn của Mỹ không gây ra một cuộc chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai. Hành động mà không có sự liên minh hợp tác cũng sẽ khiến nước Mỹ suy yếu vì những đồng minh như Nhật, Hàn sẽ không còn lý do gì để tin vào những cam kết của người Mỹ.

Điều đáng nói hơn là, một cuộc tấn công như vậy không thể ngăn Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong khi tại thời điểm này, tên lửa Triều Tiên đã có thể chạm đến bất cứ nơi đâu trên lục địa Mỹ, thì những quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản (thậm chí cả những khu vực ở xa lục địa Mỹ như Guam, Hawaii và Alaska), đều có thể bị tấn công hạt nhân như một số nhà phân tích gợi ý.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: KCNA

Một cuộc tấn công ngăn chặn cũng sẽ gây nguy hiểm cho người Mỹ ngay cả khi Triều Tiên không thể triển khai vũ khí hạt nhân. Có hơn 75.000 binh sĩ Mỹ đang đóng quân tại Hàn Quốc và Nhật Bản và hơn 136.000 công dân Mỹ đang sinh sống tại Hàn Quốc. Tất cả họ đều nằm trong phạm vi nhắm bắn của tên lửa Triều Tiên, trong khi nơi tập trung chủ yếu dân cư là thủ đô Seoul - chỉ cách biên giới Triều Tiên khoảng 100 km và nằm trong tầm bắn của lực lượng pháo binh Triều Tiên. Trong cuộc xung đột, sẽ chẳng có lựa chọn nào tốt để bảo vệ công dân Mỹ, đặc biệt là ở một khu đô thị đông dân.

Nỗ lực di tản công dân Mỹ ngay lập tức sẽ là tín hiệu để Triều Tiên hiểu rằng một cuộc tấn công sắp xảy ra. Bất cứ cuộc xung đột nào cũng không thể tránh khỏi thương vong, và tất nhiên, con số thương vong của công dân Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ cao hơn. Trong trường hợp Trung Quốc tham gia xung đột, thiệt hại phía Mỹ có thể sẽ tăng hơn nhiều.

Ngoài những thiệt hại về người, nước Mỹ còn phải gánh chịu những hậu quả kinh tế nặng nề nếu chiến tranh Triều Tiên xảy ra. Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là 3 trong số 6 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu. Phần lớn ngành công nghiệp công nghệ cao trên thế giới và việc lắp ráp hàng hóa đều diễn ra ở 3 nền kinh tế này. Cuộc chiến tranh với sự tham gia của 3 quốc gia này có thể sẽ gây ra một cuộc suy thoái toàn cầu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là đối với gần 400.000 người Mỹ có việc làm phụ thuộc vào kinh tế Hàn Quốc.

Một cuộc thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: KCNA

Theo National Interest, Triều Tiên đã dồn mọi tiềm lực để phát triển vũ khí hạt nhân như một năng lực răn đe. Nếu một cuộc xung đột nổ ra, có giả thiết cho rằng Triều Tiên sẽ nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng của Mỹ bằng các cuộc tấn công mạng, gây thiệt hại về kinh tế và vật chất cho Mỹ.

Theo tạp chí này, một ngày nào đó, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể phóng một ICBM mang đầu đạn hạt nhân. Khi đó, Mỹ và các đồng minh sẽ không còn lựa chọn nào khác là tấn công quân sự. Tuy nhiên, ngay cả khi kịch bản đó không xảy ra, thì người Mỹ đều biết rằng xung đột với Triều Tiên không chỉ tàn phá Hàn Quốc, Nhật Bản mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nước Mỹ. Bởi vậy, lựa chọn quân sự nên là phương án cuối cùng mà Washington lựa chọn, vì nước Mỹ và vì chính các đồng minh của họ.

Lê Huyền (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: ngăn chặn ICBM