Tin mới

Mỹ sắp điều các tàu chiến hiện đại nhất tới Biển Đông?

Thứ ba, 02/06/2015, 10:38 (GMT+7)

Theo nhận định của các chuyến gia, nhiều khả năng Mỹ sẽ điều các tàu chiến hiện đại nhất tới Biển Đông để thách thức các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo nhằm củng cố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại khu vực này.

Theo nhận định của các chuyến gia, nhiều khả năng Mỹ sẽ điều các tàu chiến hiện đại nhất tới Biển Đông để thách thức các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo nhằm củng cố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại khu vực này.

Khi thảo luận về nguy cơ xung đột ngày càng tăng cao từ việc Trung Quốc xây đảo phi pháp trên khu vực Biển Đông giàu tài nguyên thiên nhiên, các quan chức quân sự Mỹ thường nhún vai: "Người Trung Quốc, họ đổ dốc không tốt lắm". Câu này mang hàm ý một khi Trung Quốc theo đuổi điều gì đó, hiếm khi nào họ chịu từ bỏ.

Vậy, bước đi tiếp theo của Washington để ngăn chặn những hành động bành trướng đó của Bắc Kinh là gì?

Bernard Cole, sĩ quan Hải quân Mỹ nghỉ hưu và là chuyên gia về Trung Quốc, cho rằng nguy cơ xảy ra xung đột tại vùng biển này là 50-50.

"Tôi thấy lập trường của phía Trung Quốc không hề có sự linh hoạt. Tôi cho rằng kế hoạch của Trung Quốc chỉ là tạo sự đã rồi, đánh cược vào 'ngưỡng phản ứng' của Mỹ", Cole, hiện là giáo sư tại Đại học Chiến tranh quốc gia (Mỹ) nhận định.

Tàu chiến USS Fort Worth (LCS 3) của hải quân Mỹ tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi tháng trước.

Trong những ngày gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã nói rõ rằng, Washington sẽ không lùi bước. Ông Carter cảnh báo nếu Trung Quốc không ngừng nỗ lực bồi lấp đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, những vũ khí mới nhất của quân đội Mỹ sẽ sớm được triển khai trong khu vực nhằm hòng cảnh tỉnh Bắc Kinh.

"Mỹ sẽ bay, cánh buồm Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", ông Carter nói tại Đối ngoại Shangri-La hôm 31/5.

Ông Carter cảnh báo rằng nếu Trung Quốc không ngừng ngay hoạt động xây đảo trái phép ở Biển Đông, các phương tiện quân sự Mỹ sẽ “sớm xuất hiện trong khu vực để buộc họ suy nghĩ lại”.

Bộ trưởng Carter cũng nêu ra một loạt vũ khí tối tân mà Lầu Năm Góc đang xem xét để điều tới Biển Đông, chẳng hạn như tàu ngầm hiện đại lớp Virginia, máy bay trinh sát săn ngầm P-8 Poseidon, tàu khu trục tàng hình mới nhất Zumwalt, và máy bay cảnh báo sớm cất cánh từ tàu sân bay 2D Hawkeye.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc tỏ ra phớt lờ với những cảnh báo này từ Mỹ.

"Trung Quốc và quân đội Trung Quốc chưa bao giờ sợ ma quỷ hay một thứ lực tà ác, đừng mong chúng tôi sẽ đầu hàng trước một thế lực hùng mạnh", Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tham mưu trưởng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc lớn tiếng nói.

Hôm 1/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nói rằng việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên Biển Đông là hoàn toàn phản tác dụng.

"Chúng tôi cho rằng, việc cải tạo đất hay các hành động hung hăng của một bên nào đó trong khu vực đều là phản tác dụng. Trung Quốc không nên chứng minh sức mạnh của mình bằng cách 'vung tay xua đuổi người khác'", Tổng thống Mỹ nói.

Giới chuyên gia tin rằng, nguy cơ bùng nổ xung đột trên Biển Đông hiện nay là 50-50.

Giới chuyên gia Hải quân nói rằng, nếu Mỹ trở lại với hành động, hải quân nước này sẽ sớm phải điều tàu chiến đến Trường Sa, gần kề các đảo nhân tạo Trung Quốc đang cải tạo trái phép.

Thế nhưng, Biển Đông còn có biệt danh là “nghĩa địa của tàu thuyền”. Vùng biển này đủ cạn để đánh chìm chúng nhưng nhưng lại đủ cạn để tàu hút cát của Trung Quốc có thể hoạt động và liên tục bồi đắp những hòn đảo phi pháp.

Theo cựu sĩ quan Hải quân Mỹ Jerry Hendrix, hạn chế của Hải quân Mỹ là khi điều động một chiếc tàu quân sự hiện đại trang bị đầy đủ vũ khí như Littoral Combat hay tàu đổ bộ đáy phẳng xung quanh các điểm đảo nhân tạo Trung Quốc đang bồi đắp sẽ gặp không ít khó khăn.

Tàu USS Fort Worth 4.000 tấn gần đây di chuyển gần đảo nhân tạo Trung Quốc cải tạo phi pháp. Hoạt động này sẽ trở nên thường xuyên hơn khi Mỹ điều 4 chiến hạm loại LCS này tới khu vực trong những năm tới, ông Fred Kacher – thuyền trưởng tàu khu trục Squadron 7 nói.

Theo cựu hạm trưởng Hải quân Mỹ Jerry Hendrix, người từng có nhiều năm đóng quân ở Thái Bình Dương, địa hình và thời tiết ở Biển Đông sẽ hạn chế việc Mỹ điều tàu chiến đấu ven biển LCS hoặc tàu đổ bộ đáy bằng của Thủy quân lục chiến tới bám trụ dài ngày xung quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Trung Quốc đang ráo riết xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông để củng cố chủ quyền trên vùng biển giàu tài nguyên này.

Ông Hendrix tin rằng Trung Quốc đang cố gắng tận dụng lợi thế sự thận trọng của Mỹ trong các hành động ở nước ngoài. Cụ thể, Mỹ đang phải dàn sức trong các vấn đề bình thường hóa quan hệ với Cuba, thỏa thuận hạt nhân với Iran, khủng hoảng quan hệ với Nga ở Crimea và Ukraine.

“Các quan chức Trung Quốc, hay ít nhất là giới chức quân sự, có thể đang nghĩ rằng Mỹ sẽ vấp phải một định kiến văn hóa và sẽ không muốn dây dưa với Trung Quốc. Đây có thể là một nguồn xung đột nữa”, ông nói.

Về động thái của Nhật và Philippines, các nguồn tin chính phủ Nhật cho biết hai bên nhiều khả năng sẽ nhất trí khởi động đàm phán để ký một thỏa thuận về chuyển giao trang thiết bị quốc phòng trong bối cảnh 2 nước tìm cách tăng cường hợp tác trước một Trung Quốc ngày càng quyết đoán.

Chuyên gia Cole thì tin rằng việc triển khai tàu LCS tới Biển Đông lúc này là sự lựa chọn khôn ngoan nhất của Mỹ. Cựu hạm trưởng này nói: “Nhưng nếu vẫn còn là một sĩ quan tham mưu của Hải quân, tôi sẽ không chỉ điều tàu LCS đơn độc đến đó”.

Ông giải thích: “Tàu LCS vũ trang hạng nhẹ không thể tự bảo vệ mình. Thay vào đó, tôi sẽ điều thêm vài tàu khu trục lớp DDG hoặc vài máy bay quân sự ở cách đó không xa để thực hiện nhiệm vụ đó”.

Xem thêm video máy bay Mỹ tuần tra trên các bãi đá Trung Quốc cải tạo ở Biển Đông:

[mecloud]JndGSuqtAv[/mecloud]

Yên Yên (Time)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: phi pháp xây đảo