Tin mới

Mỹ ủng hộ việc nối lại đối thoại giữa Philippines và Trung Quốc về biển Đông

Thứ tư, 27/07/2016, 11:40 (GMT+7)

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết vào hôm thứ ba rằng ông ủng hộ việc nối lại các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Philippines trên biển Đông, sau một phán quyết của tòa án quốc tế chống lại Bắc Kinh trong tranh chấp được đưa ra hồi đầu tháng này.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết vào hôm thứ ba rằng ông ủng hộ việc nối lại các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Philippines trên biển Đông, sau một phán quyết của tòa án quốc tế chống lại Bắc Kinh trong tranh chấp được đưa ra hồi đầu tháng này.

Ngoại trưởng Kerry và Vương Nghị. Ảnh: RT

Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố bác bỏ phán quyết ngày 12 tháng 7 của Tòa án Trọng tài Thường trực, có trụ sở tại The Hague, trong đó Hoa Kỳ là đồng minh của Manila, hai bên nhấn mạnh rằng Philippines đã giành được một chiến thắng pháp lý quan trọng.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã viện cầu đến ông Kerry cho một sự hỗ trợ của Mỹ để khởi động lại các cuộc đàm phán song phương giữa Manila và Bắc Kinh trong một cuộc họp giữa hai bên  tại thủ đô Viêng Chăn, Lào hôm thứ Hai.

"Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc cho biết đã đến lúc phải thoát ra khỏi những căng thẳng và chuyển sang một chương mới" Kerry nói trong một cuộc họp báo. "Và chúng tôi đồng ý với điều đó .Không nên tiếp tục những hành động khiêu khích, gây gia tăng tình trạng căng thẳng hơn."

Phán quyết của tòa án đã làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đang bị chia rẽ một số nước mong muốn khẳng định chủ quyền trong khi một số nước khác vẫn muốn nuôi dưỡng mối quan hệ với Bắc Kinh đang ngày càng quyết đoán.

Trung Quốc thông báo rằng họ đã giành được một chiến thắng ngoại giao hôm thứ Hai khi ASEAN không nhắc đến phán quyết của tòa án Trọng tài trong một tuyên bố chung vào cuối cuộc họp của các ngoại trưởng "khi đối mặt với sự phản đối kiên quyết từ Campuchia, đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc trong ASEAN".

Kerry, người đã có chuyến công du đến Philippines vào cuối ngày thứ ba, cho biết ông sẽ khuyến khích tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tham gia vào các cuộc đối thoại và đàm phán với Trung Quốc khi cả hai gặp mặt tại Manila vào hôm nay.

Duterte đã bổ nhiệm cựu Chủ tịch Fidel Ramos đến thăm Bắc Kinh và bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức để giải quyết các tranh chấp , một quan chức Bộ Ngoại giao Philippines cho biết vào hôm thứ Ba.

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói với các phóng viên tại Viêng Chăn rằng tranh chấp là không phải giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, mà là giữa Trung Quốc và Philippines.

"Chúng tôi muốn theo đuổi mối quan hệ song phương về lâu dài, như vậy việc giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan là vấn đề giữa Trung Quốc và Philippines . Những người khác không liên quan đến tranh chấp đó" Yasay nói với các phóng viên.

Hòa bình và ổn định

Vương Nghị, người đã gặp Kerry bên lề của hội nghị ASEAN tại Lào, cho biết vào thứ Ba, ông sẽ hoan nghênh chuyến thăm của Ramos.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng nói với người đồng cấp Hoa Kỳ rằng Trung Quốc và ASEAN đã đồng ý tranh chấp cần được trở lại với  con đường "đúng đắn" rằng những tranh chấp cần được giải quyết bằng đàm phán trực tiếp với các bên có liên quan, theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát hành vào thứ ba.

Trung Quốc "hy vọng phía Mỹ tiến hành các bước thực tế để hỗ trợ việc nối lại các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Philippines, cũng như hỗ trợ các nỗ lực của Trung Quốc và ASEAN để duy trì hòa bình trong khu vực và sự ổn định", ông Vương nói.

Trung Quốc còn thông báo rằng "tiếp tục có những bên muốn thổi phồng vấn đề Biển Đông và gây lên căng thẳng," ông nói. "Bây giờ là thời gian chúng tôi sẽ kiểm chứng lại đâu là người gìn giữ hòa bình, đâu là kẻ quấy phá"

Trước đó ông Kerry đã nói rằng việc Trung Quốc bác bỏ phán quyết của tòa án quốc tế là "bất hợp pháp", là một thách thức với cộng đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, đó là sự ràng buộc hợp pháp và là vấn đề của pháp luật.

Đô đốc John Richardson, người đứng đầu các hoạt động hải quân Mỹ, cho biết tại một cuộc họp báo ở Washington rằng ông rất quan ngại việc Trung Quốc sẽ đơn phương tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Đông hay thực hiện các hoạt động cải tạo, bồi đắp trái phép trên biển đông sau phán quyết của tòa án Quốc tế.

Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền phi lý ở biển Đông với luận điệu "Đường lưỡi bò" muốn chiếm đến hơn 90% diện tích của biển Đông, xâm phạm chủ quyền của nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cộng đồng quốc tế đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về các hành động ngang ngược của họ tại biển Đông.

Quý Vũ ( Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news