Tin mới

Mỹ và chiến lược chống lại sự phát triển chóng mặt của quân đội TQ

Thứ năm, 12/06/2014, 15:06 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Các giáo sư, các nhà phân tích và chuyên gia Mỹ đang đau đầu giữa 2 chiến lược lớn nhằm chống lại sự phát triển của quân đội Trung Quốc và giữ lấy vị trí độc tôn của mình trên thế giới.

(Tinmoi.vn) Các giáo sư, các nhà phân tích và chuyên gia Mỹ đang đau đầu giữa 2 chiến lược lớn nhằm chống lại sự phát triển của quân đội Trung Quốc và giữ lấy vị trí độc tôn của mình trên thế giới.

Mỹ và chiến lược chống lại sự phát triển chóng mặt của quân đội TQ


Hơn 1 thập kỷ sau chiến tranh, cuộc Đại suy thoái đã để lại những hậu quả kinh tế đáng kể khiến việc chi tiêu cho quốc phòng sớm bị loại bỏ, việc sẵn sàng và có khả năng duy trì đảm bảo an ninh cho các nước khác như đã cam kết của Mỹ trước đó đang bị đặt dấu hỏi. Trong thực tế, việc kêu gọi Washington ngừng những cam kết này đã có từ vài năm trước, đặc biệt là các giáo sư, các nhà phân tích, những người ủng hộ cho chiến lược lớn thay thế chiến lược “cân bằng ở nước ngoài”. Trong khi đó, những người ủng hộ vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ lại chống lại cái gọi là chiến lược lớn. Stephen Brooks, John Ikenberry và William Wohlforth đã gọi chiến lược này là “sự thâm nhập sâu”. “Khi mà sự cô lập vẫn còn hậu quả, căng thẳng vẫn còn gia tăng từ Đông Á đến Đông Âu thì cuộc tranh luận này vẫn chưa thể chấm dứt”.

Mặc dù có sự khác biệt, “cân bằng ở nước ngoài” và xu hướng “thâm nhập sâu” đều cho thấy sự thống trị của quân đội Mỹ vẫn còn ngay cả khi sức mạnh kinh tế của Mỹ đã bị suy giảm đáng kể. Bởi vậy, ngoại trừ việc duy trì lực lượng không quân và hải quân tại Tây Thái Bình Dương thì cả 2 chiến lược lớn này đều đang tranh luận về việc kiềm chế sự phát triển của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, 2 quan điểm nổi bật này ngày càng khác nhau giữa lý thuyết và chính sách.

Quân đội Trung Quốc ngày càng được hiện đại hóa kể cả khi họ thông qua chiến lược “chống tiếp cận/ngăn chặn khu vực” (anti-access/area denial strategy), trở nên tối tân và có thể tạo ra các cuộc tấn công với độ chính xác thông thường – có khả năng chiến thắng cán cân quân đội của các nước trong khu vực. Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã quen với những đối thủ không có khả năng đe nghiêm trọng dọa mạng thông tin của mình. Các căn cứ không quân, hải quân, đường sá và cơ sở hạ tầng cần phải được triển khai, vận hành và duy trì cho lực lượng viễn chinh. Tuy nhiên, Trung Quốc, đang nhắm tới các mục tiêu là vệ tinh, hệ thống máy tính, giám sát các hoạt động quân sự trên không, tấn công vào các căn cứ hải quân và căn cứ quân sự đầu não của Mỹ. Mặc dù một số nhà phê bình cho rằng phản ứng của Washington đối với vấn đề này chưa rõ ràng, nhưng cam kết tái cân bằng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và phát triển khái niệm “Không-hải chiến” tại khu vực đang có tranh chấp – những bước này ít nhất đã tác động đến sự phát triển quân đội Trung Quốc.

Trong khi những người ủng hộ chiến lược “cân bằng ở nước ngoài” và “thâm nhập sâu” có thể nhìn thấy tương lai Trung Quốc trở thành thách thức của Mỹ thì họ lại khong thấy được thách thức nghiêm trọng trong thời gian tới. Điều này có thể giải thích như thế nào? Khi các chiến lược lớn thảo luận về sức mạnh quân sự, họ chủ yếu tập trung vào khai thác sức mạnh toàn cầu hoặc khả năng tiến hành một hoạt động quân sự quy mô lớn ở cách xa đất nước – điều mà Mỹ có thể làm còn các nước khác thì không.

Trong cuốn “Command of the commons”, Barry Posen cho rằng sự khác biệt giữa Mỹ và các nước đối thủ cũng như bạn bè là tương tự nhau và là một trong những chìa khóa để làm nên vị trí độc tôn trên toàn thế giới. Hơn nữa, vị trí này không thay đổi. Ngay cả khi kinh tế Mỹ có bị suy yếu thì với sức mạnh quân sự hiện tại, cũng phải mất rất nhiều thời gian nữa mới xuất hiện một đối thủ cạnh tranh ngang hàng. Kết quả là, cả hai bên đang tranh luận về chiến lược lớn đều rất lạc quan rằng Mỹ sẽ giữ được vị trí bá chủ về quân sự của mình.  

Thật không may, tầm ảnh hưởng và tác động của quân sự không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nhau. Ngày hôm nay, điều này đúng với Đông Á. Nhờ vào đường lối đúng đắn, Trung Quốc đã có thể triển khai sức mạnh chiến đấu tới một vị trí khá xa ngay trên lãnh thổ của mình bằng cách tung ra các cuộc tấn công bằng tên lửa đạo đạo và tên lửa hành trình có độ chính xác cao. Các mục tiêu như tàu sân bay và căn cứ không quân nằm cách xa hàng trăm dăm với Trung Quốc đã không còn là vấn đề. Chỉ trong một thời gian ngắn, Bắc Kinh đã có thể  bắt kịp Washington và chống lại sự can thiệp từ bên ngoài.

Trong khi Mỹ vẫn chiếm ưu thế tại hầu hết các khu vực trên thế giới và có thể triển khai lực lượng quân đội ra nước ngoài với quy mô lớn thì không nước nào làm được như vậy. Lợi thế này không thể chuyển thành sự ngăn chặn hiệu quả hay khả năng cưỡng chế, ít nhất là ở khu vực Đông Á, nơi mà Washington luôn xác định ưu tiên số 1.

Những người ủng hộ “thâm nhập sâu” tin rằng Mỹ nên duy trì chiến lược quân sự và các cam kết an ninh tại nước ngoài. Ngược lại, phe “cân bằng ở nước ngoài” lại muốn Mỹ kéo quân về và chỉ can thiệp vào các nước khi họ không ngăn được những tác nhân của chủ nghĩa xét lại – để bảo vệ những nguồn tài nguyên khan hiếm và tránh các cuộc chiến không cần thiết.

Nếu việc can thiệp vào Đông Á là cần thiết, Mỹ cần phải đối phó với sức mạnh quân sự ngày một tăng của Trung Quốc.

Bảo Linh (Theo tin tức từ The National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news