Tin mới

Mỹ với tham vọng thành lập một “NATO của châu Á”

Thứ ba, 14/01/2014, 08:48 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Chủ tịch mới của Trung\nQuốc, Tập Cận Bình đã không đi theo chính sách đối ngoại thận trọng như thời\ncủa lãnh đạo Đặng Tiểu Bình "biết chờ đợi và che giấu những khả năng của\nmình".

(Tinmoi.vn) Chủ tịch mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình đã không đi theo Chính sách đối ngoại thận trọng như thời của lãnh đạo Đặng Tiểu Bình "biết chờ đợi và che giấu những khả năng của mình".

Đô đốc đã nghỉ hưu James Lyons, cựu chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương và đại diện quân sự cấp cao của Mỹ tại Liên Hợp Quốc phát biểu, “hiện nay, càng ngày Trung Quốc càng thách thức Mỹ và các đồng minh châu Á của Mỹ”.

 Mỹ với tham vọng thành lập một NATO của châu Á


 

Những ngày cuối tháng 11/2013, Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng vòng không mới trên biển Hoa Đông, bao trùm lên cả quần đảo Sekaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh. Trung Quốc khuyến cáo rằng, tất cả các chuyến bay qua khu vực này đều phải có thông báo trước với phía Bắc Kinh. Động thái này của Trung Quốc đã làm tình hình Đông Á leo thang căng thẳng. Mỹ và hàng loạt các đồng minh khác như Nhật Bản, Hàn Quốc phản đối gay gắt các điều khoản và Trung Quốc áp đặt đơn phương lên khu vực phòng không.

Tiếp đến, vào ngày 05/12/2013, suýt chút nữa thì có sự va chạm giữa tàu chiến của Trung Quốc và tàu tuần dương tên lửa Cowpens của Mỹ trên biển Đông. Tàu Cowpens đã phải thực hiện những thủ thuật để tránh tàu chiến Trung Quốc.

Đô đốc James Lyons và Richard Fisher (chuyên gia các vấn đề quốc tế Mỹ) nhấn mạnh rằng, “nếu Mỹ muốn duy trì vị trí hàng đầu trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định ở tây Thái Bình Dương, chúng ta cần một chiến lược mới”, và sẽ là lý tưởng nếu chúng ta tạo ra được một “NATO của châu Á”. Như chúng ta đã biết, hiện nay NATO chính là một liên Minh Quân sự thành lập từ năm 1949 bao gồm bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu.

Mỹ bằng các cách khác nhau từ song phương hay đa phương đều mong muốn hợp tác với các nước ơ khu vực châu Á, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong hợp tác quân sự, đi từ các cuộc trao đổi nhân đạo, luyện tập cứu hộ, cứu nạn đến các cuộc tập trận quy mô nhỏ, sẽ được người Mỹ coi trọng. Từ đó, dần dần Mỹ muốn những khu vực mình quan tâm sẽ chịu ảnh hưởng các học thuyết quân sự của Mỹ. Người Mỹ muốn rằng, các đối tác và các đồng minh ở khu vực châu Á cần có những hành động thống nhất hơn nữa và cùng dựa theo những nguyên tắc chung trong các hoạt động quân sự.

HY (Theo 3mv)

Tin mới/Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.