Tin mới

Ẩn số Tập Cận Bình: Nhà cải cách hay “kẻ độc tài”

Thứ hai, 28/07/2014, 22:15 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Kể từ khi lên nắm quyền gần 2 năm nay, thế giới luôn có những nhận định trái chiều về Tập Cận Bình.>>Tập Cận Bình có thể thành Mao Trạch Đông thứ hai>>Tập Cận Bình không dám đi máy bay "made in China"?>> Báo Mỹ: Tập Cận Bình thất bại trong việc tạo dựng hình ảnh Trung Quốc

(Tinmoi.vn) Kể từ khi lên nắm quyền gần 2 năm nay, thế giới luôn có những nhận định trái chiều về Tập Cận Bình.

Cuộc khải sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy Tập Cận Bình nhận được rất ít sự ủng hộ từ phương Tây, Trung Đông và các nước từ lâu đã là đối thủ như Nhật Bản, Philippines.

Tuy nhiên, ông lại nhận được sự ủng hộ từ các nước láng giềng như các nước châu Phi và cả người dân Trung Quốc. Trong nước, khoản 92% người dân tin tưởng ông.

Đối với nhiều nhà quan sát, chính những nhận định trái ngược này cho thấy Tập Cận Bình vẫn còn là một ẩn số. Mọi người, kể cả trong lẫn ngoài Trung Quốc đều đang tự hỏi: Tập Cận Bình là một nhà cải cách hay một bạo chúa?

Người đàn ông này nắm chức Tổng bí thư đảng vào tháng 11/2012 và 6 tháng sau đó, ông nắm chức chủ tịch nước, chắc chắn ông phải rất có năng lực lãnh đạo. Ông là con trai của một lãnh đạo cộng sản, người rất thân cận với Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình là người đã tạo ra chương trình đổi mới Trung Quốc. Có thể thấy Tập Cận Bình sinh trưởng trong một gia đình có dòng dõi và thế lực.

Sau khi tiếp quản quyền lực, ông đã tiến hành thâu tóm các vị trí đứng đầu của Đảng, chính phủ và quân đội, một số nhà quan sát Trung Quốc cho rằng ông đã nắm mọi thứ trong tay.

Cải cách chính thống

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức: suy giảm kinh tế, tham nhũng, phân hóa giàu nghèo, tỷ lệ tội phạm gia tăng, ô nhiễm môi trường sinh thái.

Thêm vào đó, tình trạng xung đột sắc tộc tại các vùng biên giới Tân Cương và Tây Tạng diễn ra trong thời gian gần đây cũng như tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines cũng trở thành mối lo của ông.

“Đảng cộng sản Trung Quốc đang bị bao vây bởi sự khủng hoảng. Họ đang bước vào kỷ nguyên của những thảm họa xã hội cần được giải quyết”, ông Kerry Brown, giáo sư chính trị học Trung Quốc thuộc viện Nghiên cứu về Trung Hoa nói.

Các Chính sách của Tập Cận Bình cho thấy ông chú trọng vào việc cải cách, đặc biệt là cải cách kinh tế. Từng là người đứng đầu một tỉnh phía nam Trung Quốc, Tập Cận Bình rất có kinh nghiệm trong việc điều hành nền kinh tế thị trường.

“Tất cả các bằng chứng đều cho thấy ông ta đã thành công với những chính sách mình đưa ra và vẫn luôn luôn thận trọng”, Brown, tác giả của cuốn “The New Emperors: Power and the Princelings in Modern China” nhận định. “Các chính sách của Tập Cận Bình cho thấy đó là sự cải tổ theo truyền thống, không có gì nhiều hơn thế”.

Sự mâu thuẫn

Sau 2 năm đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, các chính sách cũng như hứa hẹn của Tập Cận Bình đều cho thấy ông vẫn có nhiều mâu thuẫn.

Một mặt, ông là người có chủ trương cải cách, nhưng mặt khác, ông lại rất bảo thủ.

Để bảo vệ sự tồn tại của Đảng cộng sản Trung Quốc, ông đã thuyết giảng về ý thức hệ truyền thống và còn làm sống lại thông lệ và lối nói hoa mỹ của chế độ cộng sản, ví dụ như chính sách “phê và tự phê”.

Thêm vào đó, Tập Cận Bình còn đàn áp những thế lực bất đồng chính kiến với ông ở Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã bắt giam nhiều trí thức theo chủ nghĩa tự do và các nhà hoạt động nhân quyền. Ông còn ngấm ngầm đàn áp các blogger.

Nhưng vụ đàn áp này cho thấy Tập Cận Bình không phải là người theo tư tưởng cải cách tự do.

“Tôi không cho rằng ông ấy là một nhà cải cách. Ông ấy tập trung quyền lực để trở thành một nhà độc tài – ông ấy ghét các hoạt động chính trị cởi mở và nền dân chủ tự do nhưng lại muốn một nền kinh tế hùng mạnh”, Teng Biao, một luật sư về nhân quyền, lãnh đạo của phong trào dân sự Trung Quốc nói.

Kinh tế là số 1

Thật vậy, Tập Cận Bình luôn tin rằng sự lớn mạnh của kinh tế rất cần cho sự ổn định xã hội và chính trị và sự tồn vong của Đảng cộng sản Trung Quốc.

“Mục tiêu chính của Tập Cận Bình là cải tổ lại Đảng cộng sản để đẩy mạnh cải cách nền kinh tế thị trường – điều mà ông tin rằng sẽ giúp Trung Quóc trở thành một cường quốc giàu có và thịnh vượng trên thế giới”, Sidney Rittenberg, một nhà quan sát Trung Quốc dày dặn kinh nghiệm và tác giả cuốn “The man who stayed behind” nói.

“Một cuộc cách mạng mới”

Trong lúc tìm cách “bịt miệng” những người bất đồng chính kiến và củng cố quyền lực, Tập Cận Bình cũng bắt đầu giải quyết các vấn đề nhạy cảm. Một số kế hoạch cải cách đầy tham vọng của ông đang được tiến hành, có khả năng ảnh hưởng lớn đế chính trị, xã hội và nền kinh tế của Trung Quốc.

Quan trọng nhất trong số này là vấn đề của các trại lao động vốn đang hoạt động ngoài vòng pháp luật và liên quan đến các vấn đề nhân quyền. Các chính sách cải cách của Tập Cận Bình có thể động chạm trực tiếp tới hệ thống trại lao động này.

Tập Cận Bình cũng đang cố gắng giải quyết chính sách 1 con hà khắc và không được lòng dân – từng bị lên án khi buộc nhiều trường hợp phá thai và giết trẻ sơ sinh. Cuối năm ngoái, chính phủ đã công bố kế hoạch nới lỏng quy định, chủ yếu đối với những bậc cha mẹ chỉ có 1 con.

Ông cung có kế hoạch tự do hóa hệ thống đăng ký hộ khẩu - hạn chế quyền di cư của lao động nông thôn tới các thành phố, giải phóng di cư. Theo lý thuyết, điều này sẽ khiến nguồn lao động thêm dồi dào hơn.

Về phương diện kinh tế, ông đề xuất tăng cạnh tranh trong các ngành công nghiệp nhà nước, đưa nền kinh tế Trung Quốc thoát khỏi tập trung quan liêu, lỗi thời. Ông cung tìm cách để thay đổi định nghĩa về một nền kinh tế thành công bằng việc kết thúc nỗi ám ảnh với tốc độc tăng trưởng GDP, thay vào đó, tập trung tới chất lượng chứ không phải số lượng.

Một trong những cải cách lớn nhất mà Tập Cận Bình đưa ra là kế hoạch xây dựng một ngành tư pháp độc lập không lệ thuộc vào sự chỉ đạo của Đảng.

Cho đến nay, nước cờ táo bạo nhất của Tập Cận Bình chính là chiến dịch chống tham nhũng khiến hàng ngàn quan chức, sĩ quan quân đội và quản lý các doanh nghiệp sa lưới. Đa số những người này đều là lãnh đạo cao cấp của Đảng và quân đội.

Chiến lược dài hạn

“Ông ấy tập trung chiến lược vào các mục tiêu mềm – tham nhũng, thiếu hiệu quả trong các lĩnh vực của nhà nước, đưa ra quyết định cải cách tài chính – trước khi chuyển sang những mục tiêu khó khăn hơn”, ông Brown nói.

Dự kiến, Tập Cận Bình sẽ giữ vị trí của mình trong 8 năm nữa. Giả sử, ông được bầu thêm nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai thì về lâu dài, ông sẽ phải đói mặt với thách thức khó khăn hơn. “Một mình tăng trưởng là không đủ. Vấn đề vốn, căn bằng và chính trị đang đòi hỏi câu trả lời”.

“Tập Cận Bình và các quan chức của ông liệu có thuyết phục được người dân Trung Quốc rằng những năm tới sẽ tốt đẹp hơn bây giờ và cần phải tiếp tục tin tưởng và mô hình chính trị hiện tại bởi nó sẽ biến Trung Quốc trở thành một quốc gia “giàu có và mạnh mẽ” – điều được vẽ trong Giấc mơ Trung Hoa từ năm 1949”.

Bất kể đang theo đuổi điều gì, sức mạnh và niềm tin của Tập Cận Bình phải đủ để đảm bảo rằng tầm nhìn chiến lược của ông trở thành hiện thực.

Bảo Linh (Theo CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news