Tin mới

Nên khuyến khích người dân mua hàng ở Trung tâm thương mại

Thứ tư, 24/09/2014, 07:50 (GMT+7)

Đó là ý kiến của ông Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo\nThành uỷ Hà Nội trong cuộc họp giao ban báo chí chiều 23/9 về công tác triển\nkhai quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm\n2020, định hướng đến năm 2030.

Đó là ý kiến của ông Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội trong cuộc họp giao ban báo chí chiều 23/9 về công tác triển khai quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

 

Theo báo cáo của Sở Công thương TP Hà Nội, giai đoạn 2012 – 2014, đã có 8 Trung tâm thương mại (TTTM) được đầu tư xây dựng đưa vào hoạt động với kinh phí hơn 42.000 tỷ đồng (tiêu biểu như Royal City với tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, TimesCity hơn 30.000 tỷ đồng), cùng với 25 siêu thị khai trương đưa vào hoạt động bước đầu khẳng định sự phát triển loại hình thương mại hiện đại trên địa bàn Thủ đô.

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh Phan Thủy

Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có135 siêu thị và 28 TTTM các loại. Theo quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ giai đoạn từ nay đến năm 2030, hạ tầng thương mại Thủ đô phát triển cần khuyến khích phát triển 864 siêu thị và 36 TTTM các loại (trong đó quy hoạch 2 chợ nâng cấp thành TTTM, 50 chợ nâng cấp thành siêu thị). Để làm được điều đó, từ năm 2016 đến 2020, mỗi năm sẽ cần khoảng 6.000 tỷ đồng đầu tư; từ năm 2020 đến 2030 cần khoảng 10.000 tỷ đồng/năm để thực hiện.

Nói về số vốn và quỹ đất đầu tư cho các siêu thị và TTTM, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương, TP Hà Nội cho biết, số vốn rất lớn này sẽ được huy động chủ yếu từ hình thức xã hội hóa, phân bổ theo nhiều hình thức như nguồn đầu tư từ nước ngoài, đầu tư từ Ngân sách Nhà nước… Còn về quỹ đất, mỗi một khu đô thị ra đời thường có một TTTM nằm ở chân đế của toà nhà đó. Như vậy, TTTM sẽ nằm trong khu đô thị chứ không phải mỗi một TTTM đều phải đầu tư một quỹ đất mới.

Thời gian qua, nhiều chợ truyền thống bị phá làm TTTM nhưng thực hiện không được hiệu quả. Trong khi đó, ở nhiều khu đô thị vẫn tồn tại chợ cóc, chợ tạm.

Lý giải về vấn đề này, ông Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội cho rằng, người dân mìnhvẫn có thói quen mua hàng ở chợ cóc, chợ tạm vì nó tiện. Hơn nữa, khi vào các TTTM thì phải xuống tầng hầm gửi xe, còn phải mất tiền nữa khiến nhiều người ngại vào.

Theo ông Long, trong xu hướng phát triển kinh tế - xã hội thì thói quen mua hàng như vậy không còn phù hợp. Vì thế, nên khuyến khích người dân vào mua sắm trong các TTTM.

Phan Thuỷ/Người đưa tin

 

 

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news