Tin mới

Nga có thể giúp Trung Quốc thành “ông trùm trên Biển Đông"

Thứ tư, 25/02/2015, 14:30 (GMT+7)

Căng thẳng ngày một gia tăng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khi Trung Quốc tiếp tục thay đổi nguyên trạng trên mặt biển, tiếp tục các dự án xây đảo lớn – nhiều nhà phân tích cảm thấy đây là những hoạt động tạo ra sân bay, cầu cảng, trạm radar và thậm chí là cả khẩu đội tên lửa chống tàu....>>Trung Quốc khởi động hệ thống vệ tinh “sát thủ” của GPS>> Trung Quốc biên chế J-16 cho HĐ Nam Hải tuần tra trái phép Hoàng Sa?

Mỹ nên nghĩ lại về việc vũ trang cho Ukraine khi mà Nga có thể dễ dàng giúp Trung Quốc đạt được tham vọng của mình tại Biển Đông.

Những sự kiện ở cách Ukraine hàng nghìn dặm có thể tạo ra một phản ứng dây chuyền và biến Trung Quốc trở thành kẻ thống trị tại vùng biển lớn nhờ vào sự hỗ trợ vũ khí cũng như công nghệ từ Nga nếu như phương Tây bắt đầu vũ trang cho Ukraine.

Nhưng trước khi đánh giá xem Trung Quốc làm thế nào để trở thành “ông chủ và n người chỉ huy” tại Biển Đông nhờ vào sự giúp đỡ của Nga, chúng ta hãy cùng nhìn lại những gì đã diễn ra tại vùng biển không yên ả trong thời gian gần đây:

Căng thẳng ngày một gia tăng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khi Trung Quốc tiếp tục thay đổi nguyên trạng trên mặt biển, tiếp tục các dự án xây đảo lớn – nhiều nhà phân tích cảm thấy đây là những hoạt động tạo ra sân bay, cầu cảng, trạm radar và thậm chí là cả khẩu đội tên lửa chống tàu. Động cơ khá rõ ràng: Bắc Kinh có thể trở thành người chủ có chủ quyền tại Biển Đông nếu các đảo này được đưa vào sử dụng với mục đích tuyên bố chủ quyền tự nhiên. Không có gì nói lại được “chủ quyền không thể tranh cãi” bằng việc thực hiện thi chủ quyền như tuần tra lãnh thổ hoặc thực thi pháp luật của mình tại vùng lãnh thổ đó. Các căn cứ trên Biển Đông có thể biến tất cả những luận điệu đáng hổ thẹn như “đường 9 đoạn hay 10 đoạn” trở thành hiện thực.

Các căn cứ trên Biển Đông + A2/AD = Ác mộng với Mỹ và Đồng minh

Khi nói đến khả năng quân sự của Trung Quốc, người ta sẽ nghĩ đến sự tăng trưởng của Bắc Kinh trong nhiều năm qua, có thể chống lại các đối thủ công nghệ cao (như Mỹ và/hoặc Nhật Bản), ngăn chặn khả năng can thiệp vào các cuộc đụng độ gần biên giới (Đài Loan và/hoặc biển Hoa Đông, Biển Đông). Trong vài năm tới, khả năng này có thể phát triển và cải thiện nhờ đổi mới công nghệ. Kết hợp với những tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc như tên lửa hành trình chính xác hơn, tầm xa hơn, cộng với các căn cứ mới tại những hòn đảo được khai hoang trên Biển Đông, ác mộng đối với Mỹ và các đồng minh sẽ không còn xa nữa.

Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây mệnh danh là A2/AD (Chiến lược “chống tiếp cận và chống thâm nhập khu vực”), Trung Quốc đang dần tạo ra các điều kiện khiến Mỹ, Nhật Bản hoặc các đồng minh khác sẽ bị tổn thất nặng nề nếu xung đột nổ ra tại chuỗi đảo đầu tiên, trong tương lai sẽ là chuỗi đảo thứ hai.

Trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã phát triển các nguyên mẫu chiến đấu cơ thế hệ 5, các tên lửa đạn đạo chống tàu và các bệ phóng tên lửa hành trình tấn công trên biển cũng như trên đất liền tầm xa ngày càng tinh vi. Những hệ thống này không hề dễ sản xuất đối với bất kỳ quốc gia nào. Nếu Bắc Kinh tìm ra một đối tác có công nghệ sẵn sàng thì họ có thể đạt được bước tiến vượt bậc trong việc sản xuất các vũ khí cho chiến lược A2/AD nhiều năm trước khi các nhà sản xuất trong nước tự mình làm được. Nga, hiện đang muốn trả thù cho cuộc khủng hoảng Ukraine, có thể sẽ hỗ trợ Trung Quốc.

Nga sẽ giúp Trung Quốc bằng vũ khí và công nghệ

Hãy tưởng tượng kịch bản này: Phương Tây quyết định hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Nga cần phải phản công lại và không chỉ ở châu Âu. Tổng thống Putin sẽ tìm một nơi mà Nga có thể phá vỡ quyền lực của Mỹ một cách tốt nhất. Và ông sẽ nhắm tới một khu vực không chỉ giúp Nga tăng cường quan hệ với đối tác tiềm năng mà còn khiến chiến lược “xoay trục” của Mỹ tới một phần thế giới tổn hại thật sự: Biển Đông.

A2/AD trên bầu trời: Su-35

Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường khả năng chống tiếp cận của mình trong lĩnh vực hàng không bằng hợp đồng đồn đoán: mua các chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Hợp đồng này có thể trở thành sự thật nếu phương Tây hỗ trợ vũ khí cho Ukraine.

Với phạm vi lớn hơn Su-27/J-11 của PLAAF (Không quân Trung Quốc), Su-35 sẽ giúp Trung Quốc có khả năng triển khai máy bay chiến đấu tiên tiến trong thời gian dài hơn tới biển Hoa Đông và Biển Đông, nâng cao hiệu quả của các cuộc tuần tra trong thời gian gần đây tại vùng Nhận dạng phòng không ADIZ tại Hoa Đông, có khả năng giúp Bắc Kinh tạo một ADIZ mới tại Biển Đông.

A2/AD 2.0 trên biển: Tàu ngầm và sonar

Trên biển, nhờ vào việc hợp tác với Nga, Trung Quốc một lần nữa có thể tăng cường được khả năng hoạt động dưới nước thông qua việc mua các tàu ngầm mới.

Việc mua tàu ngầm Công nghệ mới có tầm quan trọng sống còn với Trung Quốc, không chỉ liên quan đến khả năng triển khai đội tàu ra biển mà còn bởi Bắc Kinh có khả năng sao chép công nghệ từ những tàu ngầm này. Điều này có thể bao gồm cả động cơ AIP của Nga với công nghệ tĩnh lặng hơn và đôi khi cả những vũ khí chống tàu của nước này gắn trên các tàu ngầm.

Trung Quốc cũng có vẻ quan tâm đến việc nâng cao công nghệ tác chiến chống ngầm (ASW) – vốn là điểm yếu truyền thống của Bắc Kinh.

Trong khi không có đề cập cụ thể nào về một thỏa thuận tàu ngầm giữa Nga và Trung Quốc, Moscow chắc  chắn có kinh nghiệm để giúp đỡ Bắc Kinh trong vấn đề này. Chiến lược A2/AD của Trung Quốc muốn ngăn được Mỹ thì còn phụ thuộc rất nhiều vào những tàu ngầm đang ở ẩn của Washington vì vậy mà sự hợp tác tại khu vực này có thể thúc đẩy kế hoạch A2/AD một cách đáng kể.

Tại sao Nga muốn nghĩ lại về thỏa thuận Su-27

 

Trong khi cuộc khủng hoảng Ukraine chắc chắn sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự hợp tác công nghệ quốc phòng Nga-Trung, việc chuyển giao như thế cũng từng xảy ra trong quá khứ và Moscow đã phải trả giá đắt. Nga chắc chắn sẽ khôn ngoan hơn khi nhìn lại quá khứ để cung cấp manh mối cho câu hỏi tại sao bán vũ khí cho Trung Quốc có thể là một thách thức dài hạn.

Thỏa thuận mua bán máy bay lớn nhất cuối cùng giữa Moscow và Bắc Kinh diễn ra vào năm 1990 có liên quan đến chiến đấu cơ thế hệ 4 Su-27 Flanker. Vào thời điểm đó, Nga đã không bán các thiết bị quân sự công nghệ tiên tiến cho Bắc Kinh sau khi mối quan hệ Trung-Xô tan vỡ, xung đột biên giới gia tăng. Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, ngành công nghiệp vũ khí của Nga phải vật lộn để tồn tại. Nga tràn ngập các loại vũ khí có thể giúp người Trung Quốc đạt những bước tiến trong công nghệ quân sự. Do đó, một quan hệ đối tác được hình thành.

Đối với Trung Quốc, việc tiếp cận với quốc gia của công nghệ quân sự là rất quan trọng và đến năm 1991, Bắc Kinh coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chiến lược của Trung Quốc đã bị choáng trước tốc độ áp đạo của Mỹ đối với lực lượng vũ trang Iraq trong Cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc nhận thấy có rất nhiều vũ khí của họ đã trở nên lỗi thời khi đối mặt với các loại đạn dược dẫn đường chính xác, những quả bom tàng hình và các chiến đấu cơ được hướng dẫn bởi hệ thống chỉ huy và điều khiển tiên tiến. Công nghệ của Nga khi ấy không tiên tiến như của Mỹ nhưng lại giúp họ phát triển theo hướng hiện đại hóa.

Năm 1991, Moscow bán cho Bắc Kinh 24 chiến đấu cơ Su-27, trị giá 1 tỷ USD. Năm 1995, Trung Quốc mua thêm 24 chiến đấu cơ Su-27 khác từ Nga, số máy bay này được bàn giao năm 1996. Cùng năm đó, Trung Quốc và Nga thắt chặt quan hệ khi Bắc Kinh chi khoảng 2,5 tỷ USD cho giấy phép sản xuất thêm 200 chiếc Su-27 tại Công ty Máy bay Thẩm Dương.

Thật không may cho Nga, thỏa thuận hợp tác này đã chấm dứt không khác gì một thảm họa. Sau khi sản xuất 100 chiếc máy bay, Trung Quốc đã hủy hợp đồng vào năm 2004. Bắc Kinh cho biết các máy bay không còn đáp ứng được thông số kỹ thuật của nó. 3 năm sau, Trung Quốc hoàn toàn gạt thỏa thuận này sang một bên để phát triển loại chiến đấu cơ mới – J-11. Chiếc máy bay trông giống như một bản sao chính xác của Su-27. Trung Quốc phủ nhận việc sao chép Su-27 của Nga, giải thích rằng J-11 sử dụng các bộ phận nội địa và họ tự phát triển thiết bị radar cũng như điện tử cao cấp.

Sự chia ly đáng suy nghĩ

Trong khi các cuộc tranh luận nóng lên tại Washington về việc áp đặt lệnh trừng phạt Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Moscow không có nhiều lựa chọn để phản công nếu phương Tây hỗ trợ vũ khí cho Kiev.

Moscow có thể cung cấp vũ khí và công nghệ cho Trung Quốc để họ bành trướng thế lực xuống Biển Đông cũng như các khu vực khác trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, Nga còn có nhiều các khác để gây rối cho phương Tây. Ví dụ như đàm phán hạt nhân với Iran hoặc “làm thân” với các quốc gia không thân phương Tây khác như Triều Tiên, Venezuela… Nga thậm chí còn có thể tăng ảnh hưởng tại Ukraine bằng những vũ khí tiên tiến hơn phương Tây.

Bảo Linh (tin tức nationalinterest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news