Tin mới

Ngọc khối vàng ròng trong hầm nhà quan lớn

Thứ sáu, 22/08/2014, 08:31 (GMT+7)

Hàng loạt quan chức\nbị bắt đã hé lộ phần nào các cách thức tiêu xài, tẩu tán và cất giữ tiền của\ngiới nhà giàu nước này.

Hàng loạt quan chức bị bắt đã hé lộ phần nào các cách thức tiêu xài, tẩu tán và cất giữ tiền của giới nhà giàu nước này.

 

Tiêu xài, tẩu tán

Nhà chức trách Trung Quốc gần đây đã phát hiện ra Trung tướng Cốc Tuấn Sơn (Gu Junshan), nguyên Phó Giám đốc Cục Hậu cần của quân đội nước này sở hữu một khối tài sản cực kỳ khổng lồ, nằm ẩn dưới hàng chục biệt thự sang trọng, vàng bạc, hầm rượu ngoại đắt đỏ...

Ông Gu Junshan cáo buộc tội tham nhũng hồi cuối tháng 3 vừa qua và được coi là bê bối tham nhũng nghiêm trọng nhất của quân đội nước này trong gần một thập kỷ qua. Cho đến nay chưa có thông tin điều tra về vụ án này nhưng theo Tờ New York Times, vụ việc đã làm rung chuyển quân đội Trung Quốc bởi qui mô tham nhũng và ước tính tài sản của cựu quan chức này nằm trong khoảng vài trăm triệu cho tới vài tỷ USD.

Tài sản của Gu lớn đến mức, các nhân viên cảnh sát đã tịch thu được rất nhiều đồ quý hiếm bằng vàng ròng, trong đó có bức tượng vàng Chủ tịch Mao Trạch Đông, thuyền vàng. Hai mươi nhân viên cảnh sát đã mất 2 đêm mới có thể chuyển hết số vàng bạc, đồ xa xỉ, rượu quý... của Gu lên 4 xe tải.

Gần đây, hồi cuối tháng 7, Trung Quốc cũng đã tuyên bố chính thức lập án điều tra đối với nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bộ trưởng Bộ công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang do "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".

Hàng loạt quan chức bị bắt đã hé lộ phần nào các cách thức tiêu xài, tẩu tán và cất giữ tiền của giới nhà giàu nước này.

Đây được xem là vụ điều tra lớn chưa từng có kể từ năm 1949 với số tài sản tịch thu được và số người bị bắt cao kỷ lục. Theo Reuters, các nhà chức trách Trung Quốc đã tịch thu từ những thành viên gia đình và thuộc cấp của Chu Vĩnh Khang hàng chục tấn vàng, bạc; hàng trăm căn hộ và biệt thự; đồ cổ, tác phẩm hội họa và rất nhiều siêu xe.

Trước đó, một nhân vật đã từng là "ngôi sao sáng" trên chính trường Trung Quốc Bạc Hy Lai cũng đã bị kết án chung thân và tịch thu tất cả tài sản, bao gồm cả một biệt thư xa hoa tại Pháp, trị giá vài triệu euro.

Bên cạnh số tài sản khá lớn bị tịch thu, dư luận Trung Quốc cũng dòm ngó số tài sản rất lớn của anh em nhà vợ chồng Cốc-Bạc, với hàng chục công ty, trị giá hàng trăm triệu USD mà nhiều người cho rằng chính là nơi ém tiền của họ.

Chơi sang cả triệu đô

Đầu tháng 11 năm ngoái, hãng tin Bloomberg cho biết, ông chủ của Tập đoàn Dalian Wanda, Wang Jianlin - khi đó còn là người giàu nhất Trung Quốc - đã chi 28,2 triệu USD để mua bức tranh của danh họa Tây Ban Nha Pablo Picasso.

Có nhiều lý do cho những làn sóng tiêu tiền, tẩu tán, cất giữ tài sản đầy đẳng cấp của nhóm người giàu Trung Quốc

Số tiền mà Wanda trả cho bức tranh "Claude và Paloma" được Picasso vẽ năm 1950 về hai đứa con nhỏ của ông cao hơn gấp đôi so với ước tính ban đầu của các chuyên gia. Bởi vậy, sự kiện này ngay lập tức gây xôn xao dư luận Trung Quốc về sự lãng phí, tiêu hoang, không yêu nước...

Tuy nhiên, trên thực tế, số tiền này rất nhỏ bé so với tổng giá trị tài sản, theo đánh giá của Forbes, khoảng 14 tỷ USD của người giàu nhất Trung Quốc năm 2013 và hiện đã bị đẩy xuống vị trí thứ 2 này.

Bên cạnh đó, xu hướng đổ tiền vào nghệ thuật, vào các buổi đấu giá của các nhà đấu giá nước ngoài nổi tiếng như Sotheby's hay Christie's (Mỹ)... đang ngày càng mạnh mẽ.

Theo AFP, Trung Quốc đang giữ ngôi vị trong số các thị trường giao dịch hội họa lớn nhất thế giới và nhiều khách hàng đại lục giàu có khẳng họ sẵn sàng đầu tư tiền vào các tác phẩm nghệ thuật giá trị cao.

Còn theo CNN, giới nhà giàu Trung Quốc đang mang tài sản ra khỏi đất nước họ thông qua các tác phẩm nghệ thuật nhờ vào sự khó định giá và kiểm soát nguồn gốc của các tài sản này.

Theo Tổ chức Tài chính Minh bạch thế giới, trong giai đoạn 2002-2011, có khoảng 1.080 tỷ USD đã chảy ra khỏi Trung Quốc theo hình thức như trao đổi các loại tài sản như đồ cổ và các tác phẩm nghệ thuật... nói trên.

Theo đó, các tác phẩm nghệ thuật dường như đã được chọn làm phương tiện chuyển tiền vì dễ dàng vận chuyển trong khi giá cả rất khó xác định. Xu hướng này được cho là vẫn đang gia tăng, Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất tại các trung tâm đấu giá nghệ thuật trong bối cảnh người Đại Lục giàu lên nhanh chóng và việc chuyển tiền ra nước ngoài vẫn bị hạn chế 50.000 USD/năm.

Không những mua sắm các tác phẩm nghệ thuật, giới nhà giàu Trung Quốc gần đây còn đua nhau chi hàng trăm triệu USD mở bảo tàng tư nhân vừa để nhập vào xu thế mới, vừa để có chỗ tiêu tiền trong khi tên tuổi được lưu danh.

Trong tháng 3 vừa qua, bà Wang Wei và người chồng tỷ phú Liu Yiqian tiếp tục nổi bật với việc Khai trương bảo tàng thứ 2 tại Thượng Hải, sau khi mở cái thứ nhất trước đó gần 2 năm.

Liu sau đó, vào tháng 4, cũng đã ghi kỷ lục với việc mua một chiếc bát gốm sứ với giá lên tới 36,3 triệu USD, sau khi đã tìm kiếm và mua khá nhiều tác phẩm nghệ thuật được làm bởi những nghệ nhân người Anh và Hung.

Trong năm 2013, ông trùm BĐS Lu Jun cũng đã khai trương Bảo tàng Nghệ thuật Sifang ở ngoại ô Nam Kinh với số tiền chi phí tính tới khi đó là hơn 160 triệu USD.

Có nhiều lý do cho những làn sóng tiêu tiền, tẩu tán, cất giữ tài sản đầy đẳng cấp của nhóm người giàu Trung Quốc. Tuy nhiên, một nguồn lực không nhỏ của Trung Quốc có thể bị bốc hơi. Hiện tượng chảy máu "nhà giàu", chảy máu chất xám, chảy máu ngoại tệ đang là điều mà Bắc Kinh lo ngại.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news