Tin mới

Ngư dân sửng sốt bắt được "quái vật biển" khổng lồ

Thứ tư, 24/06/2015, 09:20 (GMT+7)

Các ngư dân ở bang Victoria, Australia đã vô cùng sửng sốt khi bắt được một con cá mập hiếm dài tới 6,3 m. Họ đã phải dùng đến cần cẩu để nâng con cá ra khỏi thuyền.

Các ngư dân ở bang Victoria, Australia đã vô cùng sửng sốt khi bắt được một con cá mập hiếm dài tới 6,3 m. Họ đã phải dùng đến cần cẩu để nâng con cá ra khỏi thuyền.

Theo tin tức từ ABC News, trong chuyến đánh bắt cá ở Portland, phía Tây của Warrnambool, thuộc bang Victoria của Australia hôm 21/6, James Owen và các đồng nghiệp của mình đã bất ngờ chinh phục được một con cá mập dài tới 6,3m và nặng đến 3 tấn.

Owen và các đồng nghiệp của mình đã phải sử dụng một cái cần cẩu để nhấc con cá mập khỏi thuyền.

Thay vì bán con cá mập cho những nhà sưu tầm hay nhà hàng, Owen đã quyết định trao tặng con cá mập cho các nhà khoa học ở Bảo tàng Melbourne.

Theo các nhà khoa học, loài cá mập trên là cá mập Basking, hay còn gọi là cá nhám phơi nắng. Loài cá mập trên có có một cái mũi phẳng lớn và trên da xuất hiện những đốm màu hồng tím lạ thường.

James Owen chụp ảnh cùng con cá mập khổng lồ mà anh và các đồng nghiếp bắt được.

Những con cá trưởng thành có chiều dài tối đa lên tới 12m. Loài cá mập này ăn một cách thụ động, chỉ bằng cách vừa bơi vừa há miệng. Khi nước đi qua mang, sinh vật phù du được giữ lại.

Tiến sĩ Martin Gomon, một nhà khoa học làm việc tại bảo tàng Melbourne cho biết, ông vô cùng kính trọng người ngư dân đã tặng lại con cá mập này cho bảo tàng thay vì đem bán bộ vi của nó.

"Vi cá mập phơi rất có giá vì nó khá lớn. Những chiếc vi ngực có thể dài hơn 1m và rộng hơn 60cm, ngoài ra còn có thêm vi chậu.", tiến sĩ Gomon cho biết.

Theo các nhà khoa học, loài cá mập trên là cá mập Basking, hay còn gọi là cá nhám phơi nắng với những đốm màu hồng tím lạ thường trên cơ thể.

Lần gần đây nhất người ta bắt được một con cá mập phơi ở hải phận Australia là vào những năm 1930 tại Lakes Entrance, phía Đông bang Victoria. Trước đó, từng có một con cá mập phơi sa lưới vào năm 1883 ở Portland (phía Tây Nam bang Victoria), hiện bảo tàng Melbourne đang bảo quản vài mẫu da và răng của loài cá này.

Tiến sĩ Gomon và những nhà khoa học khác đã phải dùng đến một chiếc cần cẩu mới có thể nhấc nổi con cá khổng lồ ra khỏi thuyền, rồi họ mất đến 5 giờ để cắt nhỏ con vật ra thành nhiều phần để có thể mang đi.

Các nhà khoa học sẽ lấy các mẫu da và cơ của con cá mập này để làm xét nghiệm, qua đó có thể nghiên cứu được lịch sử và đời sống của loài "quái vật biển" này.

Xem thêm video người phụ nữ 56 tuổi tay không bắt thủy quái khổng lồ:

[mecloud]hi30wNj5bA[/mecloud]

Yên Yên (ABC)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news