Tin mới

Câu chuyện mưu sinh của người đàn ông tại Gành Đá Đĩa

Thứ ba, 08/11/2016, 16:47 (GMT+7)

Chuyến thực tế Di sản miền Trung đưa tôi đến với Gành Đá Đĩa, cho tôi gặp ông. Người nông dân gắn với những món quà lưu niệm tại nơi đây.

Chuyến thực tế Di sản miền Trung đưa tôi đến với Gành Đá Đĩa, cho tôi gặp ông. Người nông dân gắn với những món quà lưu niệm tại nơi đây.

Hành trình di sản miền Trung 7 ngày 6 đêm đưa tôi đến với điểm đặt chân cuối cùng là khu di tích thắng cảnh cấp Quốc gia Gành Đá Đĩa xã An Ninh Đông huyện Tụy An tỉnh Phú Yên. 

Du lịch Gành Đá Đĩa - Phú Yên.

Rời với mảnh đất này tôi muốn kể về một câu chuyện và câu chuyện tôi sẽ kể dưới đây là câu chuyện về người nông dân gắn với Gành Đá Đĩa, cuộc sống của ông gắn với món đồ lưu niệm của biển cả là những vỏ ốc biển, những con sao biển và những rạng san hô… đó là món đồ nuôi sống ông và là người bạn thân thiết với ông khi tuổi già.

Ông Nguyễn Minh Thành (73 tuổi) - sống với nghề bán đồ lưu niệm ở Gành Đá Đĩa

Người nông dân Nguyễn Minh Thành năm nay 73 tuổi, ông bán đồ lưu niệm ở Gành Đá Đĩa đến nay đã được hơn 10 năm. Đó là công việc về tuổi già cũng là cách giúp ông kiếm ra những đồng tiền trang trải cuộc sống của mình. Nói chuyện với ông, nghe ông kể về hoàn cảnh và cuộc sống của mình khiến tôi nghẹn ngào đọng lại trong đó là một chút lòng thương, nỗi buồn về cuộc sống cô đơn, khổ cực của một con người khi tuổi về già. Ông cho tôi biết gia đình ông có vợ và một người con trai, vợ ông đã mất.

Người con trai của ông năm nay cũng được 40 tuổi rồi, nhưng không sống cùng ông, người con trai đi làm xa kiếm tiền để nuôi con cái, lo cho cuộc sống của gia đình con trai. Còn ông, ông sống một mình, hằng ngày ông đến đây ngồi bán những món đồ đó cũng chỉ mong muốn kiếm được chút ít tiền mua gạo ăn qua bữa. Ông tâm sự rằng “ ngày còn trẻ thì đi biển đánh bắt nay già rồi không còn sức đi biển thì lựa chọn công việc nhẹ nhàng này để nuôi sống bản thân” vì vậy, dù nắng hay mưa ông cũng cố đi, với ông nghỉ một ngày là nỗi lo về cơm gạo lại là một vấn đề. Ông không muốn làm gánh nặng cho con cái khi ông vẫn có thể cố gắng được.

Bán đồ lưu niệm là công việc tuổi già và cũng là nguồn thu nhập giúp ông trang trải cuộc sống vì vậy thời gian công sức giành cho công việc đó cũng mệt nhọc lắm. Hằng ngày, ông phải thức dậy từ sớm khi mặt trời chưa mọc để ra nhập những con ốc, những con sao biển, những rạng san hô… về rửa sạch, lột vỏ ốc rồi ra khu di tích bán. Từ nhà ông ra khu di tích cách gần 2 km được bờ biển, công việc của ông bắt đầu từ khi mặt trời chưa mọc đến khi mặt trời lăn. Ông không biết giờ giấc là như thế nào, ông chỉ biết theo một quá trình quen thuộc bao năm qua của ông. Nơi ông ngồi bán đồ cũng không có điều kiện dựng thành lán để tránh nắng, tránh mưa như các hộ khác, ông lựa chọn trưng bày hàng của mình ở ngay những bậc thang bước xuống biển.

Những món đồ của ông cũng rẻ lắm nhưng nó đẹp, với mỗi vỏ ốc chỉ có giá từ 5.000 đến 10.000 đồng một cái, những con sao biển nhỏ thì chỉ có giá từ 2000 đồng đến 3.000 đồng mà thôi, còn những rạng san hô thì cái nào to giá 20.000 còn cái  nhỏ có giá 15.000 đồng. So với những hàng bán đồ lưu niệm tại đó thì hàng của ông là đơn giản nhất và có giá rẻ nhất. Ông tâm sự rằng “ nhập vào với giá bán ra không có hơn nhau là mấy đâu, nhưng mà vì cuộc sống ông vẫn cố gắng” và hằng ngày thu nhập cũng thất thường, ngày nhiều nhất cũng được hơn 100.000 đồng nó còn tùy thuộc vào lượng khách đến với khu di tích và lượng khách để ý đến hàng của ông. 

Những món quà lưu niệm hay được bày bán

Nói chuyện tiếp xúc với ông tôi cảm thấy được sự vất vả mà cuộc sống của ông đang trải qua mặc dù đã bước vào cái tuổi già cần được an nhàn, nghỉ ngơi. Tôi thấy thương ông lắm, ông là người nông của vùng biển, cuộc sống của ông gắn với biển, tôi cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với ông và cuộc sống của ông. Tôi cầu chúc sức khỏe và nghị lực giúp ông cho những tháng ngày tiếp theo. 

Trời đã tối dần, mặt trời đã lặn, vậy là đoàn chúng tôi cũng đến giờ phải về, tôi phải chia tay ông, chia tay Gành Đá Đĩa và tôi cũng đã kịp mang về miền Bắc một chút hương vị của biển miền Trung qua những vỏ ốc và một rạng san hô tôi mua từ hàng lưu niệm của ông, cùng những tấm hình tôi chụp lại trong suốt hành trình dài của mình.

Tôi rời miền Trung nhưng miền Trung và con người miền Trung đọng lại trong tôi sâu đậm lắm, đó sẽ là một kỷ niệm, câu chuyện tôi sẽ không bao giờ quên được dù chắc hẳn trong tương lai với những chuyến đi của mình sẽ có rất nhiều câu chuyện khác được tôi viết lên và kể cho mọi người.

Vì với tôi ông là “ người nông dân của biển cả, của di tích” mà tôi tự cho phép mình đặt cho ông cái tên “ người nông dân của Gành Đá Đĩa”!

Hoàng Nhung

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news