Tin mới

Nguồn gốc ý nghĩa ngày Tết ông Công ông Táo

Thứ năm, 10/01/2019, 11:17 (GMT+7)

Theo tục cổ truyền của người Việt, hàng năm đúng vào 23 tháng Chạp, mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo rất thịnh soạn để cầu mong một năm bình an, hạnh phúc.

Theo tục cổ truyền của người Việt, hàng năm đúng vào 23 tháng Chạp, mọi nhà đều làm lễ cúng Ông Công ông Táo rất thịnh soạn để cầu mong một năm Bình An, hạnh phúc.

Theo truyền thống của người Việt vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình sẽ chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa và ban thờ cho gọn gàng sạch sẽ.
Cùng với đó, các gia đình cũng sẽ làm một mâm  cỗ mặn, ba bộ quần áo bằng vàng mã, ba con cá chép sống, cùng xôi, chè mật và hương hoa tiễn ông Táo về chầu trời.

Ông Công, ông Táo còn gọi chung là Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, với nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Sự tích ông Công ông Táo:

Ngày lễ ông Công ông Táo là ngày lễ quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Ảnh: Internet

1. Ngày xưa có hai vợ chồng do quá nghèo khổ mà phải bỏ nhau để đi tha phương cầu thực. 

Người vợ may mắn nên đã lấy được một anh chồng giàu, có của ăn của để. Còn người chồng thì đã trở thành kẻ hành khất sống qua ngày. 

Năm nọ, vào đúng ngày 23 tháng Chạp, người vợ khi đang đốt vàng mã ngoài sân thì có một người ăn xin ăn mặc tả tơi, nhem nhuốc bước vào, nhận ra đó chính là người chồng cũ mà mình từng yêu thương, người vợ động lòng, nhanh chóng vào nhà lấy tiền bạc, cơm gạo ra cho.

Lúc này, người chồng mới nhìn thấy đã nổi cơn ghen. Khó xử, tuyệt vọng vì không giải thích cho chồng mới hiểu, người vợ lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ vì vẫn còn yêu thương, đau xót cũng nhảy vào chết theo. Người chồng mới vì ân hận nên cũng nhảy vào đám lửa đỏ rực

Trời xanh trên cao cảm động bởi tình nghĩa sâu nặng của 3 người nên phong làm vua bếp. Và từ đó, dân gian mới có câu ca rằng:

"Thế gian một vợ một chồng

Chẳng như vua bếp hai ông một bà"

2. Câu chuyện kể rằng ngày xưa có 2 vợ chồng nghèo, vợ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. 

Người chồng thì đi buôn, biệt tăm biệt tích, năm về vài lần. Và một chuyến đi buôn xa, chồng đi biền biệt, bặt vô âm tín. Người vợ mỏi mòn chờ đợi 10 năm. Sau đó, nghĩ chồng đã chết nên vợ lấy người chồng khác làm nghề săn bắn, nuôi 1 tên đầy tớ tên là Lốc.

Một ngày nọ, người chồng mới và Lốc đi săn vắng nhà, đột nhiên người chồng cũ trở về và cho hay sở dĩ đi biền biệt là vì gặp giặc bắt lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được. 

Lúc này, người vợ chỉ còn biết ôm chồng cũ khóc than, và dọn cơm rượu mời ăn. Khi chồng mới sắp về người vợ đưa chồng cũ ra đống rơm ẩn tạm. Chủ và tớ đi săn về được một con cầy. Chồng giục vợ đi sắm rượu để làm bữa nhậu.
Người vợ tất cả chạy ra ngoài, lúc này, người chồng và đầy tớ đã đốt đống rơm để thui cầy. Lửa vô tình đốt cháy thiêu người chồng cũ đang ngủ say.Giữa lúc đó, người vợ về thấy chồng cũ đã chết đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo.Người chồng mới thấy vợ chết cũng đâm đầu vào lửa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo.

Ba người sau đó đã được Diêm Vương cho hóa làm ba ông đầu rau. Còn người đầy tớ được hóa làm đồ dùng chặn đống nhấm, quen gọi là "thằng Lốc". Trong tranh vẽ Táo quân, thường thấy vẽ người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh ba người.

Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo

Mặc dù các tích truyện có nhiều dị bản khác nhau nhưng tựu chung lại đều có điểm chung là những nhân vật sống có tình có nghĩa. 

Điều đó cho thấy, người Việt xưa không chấp nhận việc đa phu. 

Thế gian thường chỉ trích “Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà”. Như vậy, điều mà tích truyện nhắc tới, đó không phải là cái lý, nhưng là cái tình nghĩa phu thê, sống chết cùng nhau.

Ngoài ra, sự tích ông Công ông Táo còn nhấn mạnh vai trò của bếp lửa trong mỗi gia đình. Ngoài Công dụng làm chín thực phẩm, đây còn là nơi mà cả gia đình quây quần bên nhau. 

Lễ hội trong dân gian bao giờ cũng gắn với nghi thức thắp lửa thiêng. Lửa giúp xua đuổi thú dữ, tạo bầu không khí ấm cúng. 

Người Việt quan niệm rằng ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phúc đức cho gia đình, phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà vào dịp Tết Nguyên đán đầu năm mới.

Do đó, với mong muốn thần Bếp sẽ phù hộ cho gia đình nhiều may mắn trong năm mới, nên hàng năm mỗi dịp Tết đến xuân về, vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

Minh Di  (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news