Tin mới

Nhiều hiện tượng thiên văn lý thú xảy ra trong tháng 7

Thứ hai, 02/07/2018, 10:44 (GMT+7)

Trong tháng 7 này, nhiều sự kiện thiên văn thú vị sẽ xảy ra như nguyệt thực toàn phần, nhật thực một phần hay mưa sao băng Bảo Bình.

Trong tháng 7 này, nhiều sự kiện thiên văn thú vị sẽ xảy ra như nguyệt thực toàn phần, nhật thực một phần hay mưa sao băng Bảo Bình. 

Trí thức trẻTiền Phong đưa tin cho hay, trong tháng 7 này, có khá nhiều sự kiện thiên văn thú vị sẽ xảy ra như nguyệt thực toàn phần, nhật thực một phần hay mưa sao băng Bảo Bình. 

Nhiều hiện tượng thiên văn lý thú sẽ diễn ra trong tháng 7 tới. Ảnh: Tiền Phong

Đáng chú ý phải kể đến là hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra vào đêm 27, rạng sáng ngày 28/7 (đêm thứ 6 rạng sáng thứ 7). Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất, bị che khuất hoàn toàn. Khi đó, nhìn từ trái đất, mặt trăng có màu đỏ sẫm nên nhiều người còn gọi đây là hiện tượng "trăng máu".

Theo đó, hiện tượng nguyệt thực lần này có thể quan sát ở một khu vực rộng lớn gồm châu Âu, châu Phi, một phần châu Á và Australia. Việt Nam có thể quan sát được các diễn biến quan trọng của lần nguyệt thực toàn phần này. Đây cũng là lần thứ 2 trong năm nay, nguyệt thực toàn phần diễn ra. Lần gần nhất diễn ra vào đêm 31/1/2018.

Cũng trong tháng 7, người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Bảo Bình (Delta Aquarids). Trận mưa sao băng này  xuất phát từ tàn dư bụi để lại của sao chổi Marsden và Kracht.

Đây là trận mưa sao băng trung bình với mật độ cực đại khoảng 20 vệt sao băng/giờ. Trận mưa sao băng này diễn ra từ 12/7-23/8 hàng năm đạt cực đại vào đêm 28 rạng sáng ngày 29/7 với trung tâm là chòm sao Bảo Bình.

Ngoài ra, trong tháng 7 cũng còn một hiện tượng thiên văn khá lý thú khác phải kể đến là nhật thực một phần vào 13/7.

Đây là hiện tượng thiên văn hiếm gặp hơn nguyệt thực hay mưa sao băng, xảy ra khi mặt trăng che mất một phần của mặt trời. Hiện tượng này cũng chỉ quan sát được bằng kính lọc thiên văn hoặc quan sát một cách gián tiếp. Đáng tiếc là lần nhật thực này, Việt Nam không thể quan sát được, chỉ một phần cực nam của Australia và Nam Cực có thể quan sát.

Các chuyên gia cũng lưu ý để quan sát các hiện tượng thiên văn nên xem Dự báo thời tiết. Chọn những nơi thoáng đãng, ít ánh đèn và ô nhiễm không khí để quan sát.

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news