Tin mới

Những cách đối phó với sự giận dữ của trẻ

Thứ năm, 25/06/2015, 23:02 (GMT+7)

Sự giận dữ trong một đứa trẻ có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Dù với nguyên do gì thì việc làm thế nào để giữ cho trẻ bình tĩnh là một thách thức. Sau đây sẽ là một số lời khuyên hàng đầu dựa trên nghiên cứu tâm lý của trẻ để giúp phụ huynh đối phó được với sự tức giận của trẻ.

Sự giận dữ trong một đứa trẻ có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Dù với nguyên do gì thì việc làm thế nào để giữ cho trẻ bình tĩnh là một thách thức. Sau đây sẽ là một số lời khuyên hàng đầu dựa trên nghiên cứu tâm lý của trẻ để giúp phụ huynh đối phó được với sự tức giận của trẻ.

Nhắc nhở trẻ rằng chúng có khả năng quản lý cảm xúc

Trong thời thơ ấu, trẻ em bắt đầu nói chuyện và suy nghĩ về những cảm xúc mà chúng đang có. Điều này giúp chúng hiểu và điều chỉnh cảm xúc của mình. Lớn hơn một chút, chúng nhận ra rằng chúng có những cảm xúc rất mâu thuẫn và khó khăn trong việc cảm nhận. Vì vậy, trong khi chúng có thể yêu và kính trọng cha mẹ và giáo viên, chúng cũng bắt đầu hiểu rằng mình vẫn có thể nổi giận với họ.

Vào thời điểm trẻ đến tuổi vị thành niên, sự thay đổi nội tiết tố khiến chúng biết cách che giấu những cảm xúc, điều này có thể khiến trẻ gặp rắc rối. Vì vậy, cha mẹ hãy nhắc nhở con rằng, cảm xúc tức giận đôi khi là điều hoàn toàn bình thường nhưng cần nằm trong tầm kiểm soát và quản lý vào những thời điểm cần thiết. 

Cân bằng thời gian hoạt động và nghỉ ngơi

Những đứa trẻ bị kích thích quá nhiều hoặc quá mệt mỏi sẽ thường xuyên dẫn đến hành xử sai. Thể chất đầy đủ và sự nhận thức đúng đắn sẽ giữ cho não bộ cũng như cơ thể hoạt động tích cực hơn. Bên cạnh đó, cũng cần cho trẻ có thời gian nghỉ ngơi sau những ngày học tập căng thẳng, cho phép chúng có không gian riêng để không thấy bị choáng ngợp bởi những gì đang xảy ra xung quanh chúng.

Những cách đối phó với sự giận dữ của trẻ

Những cách đối phó với sự giận dữ của trẻ

Điều tiết cảm xúc theo tiêu chuẩn

Trẻ thường có xu hướng tìm đến những người lớn xung quanh nếu chúng không biết chắc chắn phải làm thế nào để đối phó với một tình huống kích thích hoặc không quen thuộc. Vì vậy nếu bạn muốn con mình phản ứng một cách bình tĩnh, bạn cần làm gương cho trẻ.

Cha mẹ cần làm gương trong việc phản ứng bình tĩnh ngay từ khi trẻ còn nhỏ và cho đến lúc trẻ trưởng thành. Nếu cha mẹ hành động sai lầm và vẫn có khả năng quản lý bản thân, trẻ sẽ thấy rằng có nhiều sự lựa chọn bên cạnh việc tức giận khi mọi thứ không đi theo cách mà chúng muốn.

Rèn luyện sự chánh niệm và thiền định

Trong khi tất cả chúng ta không phải là chuyên gia yoga hoặc bản thân là người có kinh nghiệm thì một chút chánh niệm là điều quan trọng. Ngày càng có nhiều liệu pháp tâm lý sử dụng phương thức chánh niệm và thiền định làm tăng sự nhận thức của con người.

Có một nhận thức cao sẽ giúp những người trẻ tuổi buộc phải suy nghĩ và hành động trước khi làm một điều gì đó. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải nhận thấy những gì đang diễn ra xung quanh, ngay cả những điều nhỏ nhất và dành thời gian sống chậm lại, nhận thấy mọi thứ xung quanh qua mùi vị, cảm giác, hoạt động thường ngày…

Huấn luyện

Cha mẹ và giáo viên có thể thực hiện một công việc hữu ích đó là cho trẻ em đảm nhiệm một số vai trò trong xã hội và chúng có thể làm một số công việc giúp thoát khỏi những suy nghĩ và cảm xúc khó khăn. Hãy thử huấn luyện trẻ thông qua một số cách để dạy trẻ bất cứ kỹ năng cần thiết. Khuyến khích trẻ hành động phù hợp với những quy tắc của lớp học hay trong gia đình.

Không phản ứng với sự tức giận

Cho dù bọn trẻ đẩy sự kiên nhẫn của bạn đến mức cuối cùng, bạn cũng không được hét lên và phản ứng tiêu cực. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ phản ứng lại hành vi của bạn. Nếu bạn đang ném những cơn giận dữ của mình, bạn có thể chắc chắn một điều rằng nó có thể làm tăng khả năng những cơn bộc phát giận dữ của đứa trẻ.

Chính vì vậy, nếu bạn muốn con bình tĩnh thì bạn cần phải giữ bình tĩnh cho mình. Cha mẹ cần phải thực hành việc tự kiềm chế và cho đứa trẻ thấy rằng làm thế nào để có thể thực hiện được việc đó.

Thừa nhận rằng những gì con bạn trải qua là khó khăn

Con người có một loạt các cảm xúc tức giận, buồn bã, sợ hãi, hạnh phúc… Điều đó là bình thường nhưng đôi khi mức độ hay cường độ của cảm xúc là không tương đượng với tình hình. Ngoài ra, điều này còn rất quan trọng để con bạn có thể cảm thấy rằng cho mẹ đã lắng nghe chúng.

Hãy cho con biết rằng giận dỗi là bình thường và bạn cảm nhận được sự thất vọng của con. Nhưng quan trọng hơn, bạn cần quan tâm cách mà trẻ xảy ra nỗi thất vọng hay quan tâm hành vi của chúng không được phép thực hiện trong tình huống này. Hãy để trẻ hiểu rằng, cha mẹ hiểu chúng và rằng bạn đang đứng về phía chúng.

Cho con thấy vấn đề tích cực

Trẻ em sẽ làm việc chăm chỉ hơn, hành vi tích cực hơn nếu trẻ nghĩ rằng bạn thích điều đó. Đây là một lý do giải thích tại sao bạn muốn trẻ biết rằng bạn đã lắng nghe chúng và tình cảm của trẻ là có giá trị.

Bạn luôn yêu con nhưng không được đồng ý với những cách cư xử không đúng của con mà hãy hướng chúng theo một cách khác và tích cực hơn. Điều này giúp con nhận biết và tự thoát khỏi những hành vi không đúng.

Áp dụng hậu quả đối với hành vi không đúng đắn

Yêu con vô điều kiện không có nghĩa là bạn bỏ quả hành vi sai trái. Xã hội không làm điều như vậy và bạn cần chuẩn bị cho con thực tế này. Cần có quy tắc và ranh giới để làm việc đó.

Nếu con bạn có vấn đề với quy tắc đặc biệt , hãy cùng thảo luận để con được tôn trọng và trưởng thành hơn. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, những hành động có các hậu quả và điều quan trọng là người trẻ cần hiểu rằng họ không được mất bình tĩnh và thậm chí phải xin lỗi vì hành động của bản thân.

Nhận biết về giới tính, sự khác biệt văn hóa và kinh tế- xã hội trong đáp ứng tình cảm

Chàng trai và cô gái đôi khi phản ứng khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau để bạn nhận thức được rằng những đứa trẻ trong nhà của bạn hoặc trong lớp học của bạn có thể ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Trong lớp học ngày càng đa dạng, có thể có những khác biệt văn hóa và kinh tế xã hội mà trẻ em có những cách phản ứng khác nhau.

Vì vậy, trong khi các quy tắc ở nhà và lớp học luôn luôn phải phù hợp, bạn có thể cần phải áp dụng một cách linh hoạt với các tình huống nhất định để nhường chỗ cho những gì có thể hoàn toàn điển hình cho một giới nhất định, văn hóa, hoặc nhóm kinh tế xã hội ở lứa tuổi trong thời gian cụ thể.

Hãy nhận biết người gây ra lỗi

Đôi khi ngay cả việc bạn đã làm tốt nhất để áp dụng các biện pháp, trẻ em vẫn tỏ ra giận dữ ở mức cao nhất. Hãy nhận thức rằng bất kỳ ai đó cũng thỉnh thoảng gây ra lỗi lầm. Quan trọng là bạn cần nhìn vào vấn đề, tình hình hơn là tìm kiếm vấn đề ở bản thân đứa trẻ. Điều này sẽ giúp bạn cố gằng bền bỉ, thử nghiệm mọi cách để không làm xấu đi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngay cả khi trẻ đang rất giận dữ.

Sự thay đổi hành vi có ý nghĩa lâu dài và cần có thời gian, kiên nhẫn và kiên trì của cả bạn và con bạn. Kỷ niệm chiến thắng nhỏ và học hỏi từ những sai lầm trên đường đi. Đây là một phần cần thiết của quá trình học.

Hải Nam (Theo Lifehack)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: cách đối phó