Tin mới

Những chiến trường tàn khốc trong Thế chiến II xưa và nay

Thứ sáu, 11/09/2015, 10:01 (GMT+7)

70 năm sau khi Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại kết thúc, chúng ta hãy cùng nhìn lại những bức ảnh xưa và nay của những địa điểm từng là chiến trường thảm khốc mang tính biểu tượng cho cuộc chiến này.

70 năm sau khi Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại kết thúc, chúng ta hãy cùng nhìn lại những bức ảnh xưa và nay của những địa điểm từng là chiến trường thảm khốc mang tính biểu tượng cho cuộc chiến này.

Đài Phát thanh Gleiwitz - nơi Thế chiến II bùng nổ

 

Sự cố Gleiwitz là hành động đi sai nước cờ của lực lượng Đức Quốc xã. Tối ngày 1/9/1939, một chi đội bảo vệ Đảng Đức mặc quân phục lục quân Ba Lan đã đánh chiếm Đài phát thanh Gleiwitz của Đức tại biên giới với Ba Lan rồi dùng tiếng Ba Lan phát thanh diễn thuyết chống Đức. Sau đó, họ vứt lại mấy thi thể phạm nhân của Đức mặc quân phục Ba Lan và bỏ đi. Hitler đã mượn cớ trên để nói Ba Lan xâm lược, chính thức châm ngòi Thế chiến II.

Sự sụp đổ của Pháp tháng 6/1940

 

Mùa xuân năm 1940, người Đức đã xâm lược Pháp và sau khi rút quân khỏi BEF, Đức phát động Thế chiến II bằng giai đoan Kế Hoạch Đỏ (Fall Rot). Trong khi các lực lượng của Pháp liên tục bị suy yếu, Không quân Đức chiếm ưu thế và đưa xe bọc thép áp đảo những lực lượng còn lại của Pháp. Quân Đức bọc đánh phòng tuyến Maginot, tiến sâu xuống phía nam, kéo theo Ý nhảy vào tuyên chiến với Pháp ngày 10/6. Cũng trong ngày này Chính phủ Pháp tháo chạy về Bordeaux.

Ngày 14/6, Paris thất thủ, chính phủ Pháp khủng hoảng. Những đôi giày ống cao của lực lượng Đức Quốc xã bắt đầu phủ bóng châu Âu.

Trân Châu cảng - Mỹ bắt đầu tham chiến

 

Sáng 7/12, cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng là một đòn quân sự bất ngờ của Hải quân đế quốc Nhật Bản nhằm vào căn cứ Hải quân Mỹ tại đây. Chính cuộc tấn công này đã khiến Mỹ ban đầu chỉ đứng ngoài cuộc chiến để bán vũ khí đã chính thức tham chiến.

Đảo Midway - Thất bại đầu tiên của Nhật Bản

 

Trận Midway là một trận hải chiến quan trọng và mang tính chất quyết định trong trận Thái Bình Dương. Từ ngày 3 - 7/6/1942, chỉ 6 tháng sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu cảng, Hải quân Mỹ đã đánh bại một hại đội tấn công của Nhật.

Stalingrad - "Nơi khởi đầu của kết thúc"

Cuộc chiến Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Tây Nam nước Nga, là một bước ngoặt trên mặt trận phía đông. Quân đoàn số 6 của Đức bị hủy diệt, tổng số người thiệt mạng lên tới hơn 1 triệu. Sau trận chiến này, Đức từ vị thế tấn công đã từng bước bị đẩy vào thế phòng thủ, hơn một triệu người đã chết trong trận chiến này.

 

Song, đây không chỉ là một bước ngoặt quyết định và quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của Hồng quân Liên Xô mà còn cả của Thế chiến thứ hai vì nó cùng với các chiến thắng ở Tunisia đã mang lại lợi thế và củng cố niềm tin thắng lợi cho toàn khối Đồng Minh, và bắt đầu cho giai đoạn Hồng quân chủ động tổ chức phản công trên toàn mặt trận và đóng góp một phần đáng kể vào sự đầu hàng của phát xít Đức hai năm rưỡi sau đó.

Trong ảnh là ngôi nhà Flour Mill chụp trước trận chiến và còn được bảo tồn đến ngày nay.

Bãi biển Ohama - D-Day - Tây Âu được giải phóng

 

D-Day là cách gọi trong quân sự, ý chỉ ngày bắt đầu một cuộc tấn công. Một trong những ngày D-Day nổi tiếng nhất thế giới là ngày 6/6/1944 - ngày quân Đồng Minh bổ bộ lên bãi biển Normandy, Pháp, mở màn cho cuộc tổng tiến công chống Phát xít.

Bãi biển Omaha của Pháp là cái tên đặc trưng trong cuộc tấn công 5 mũi của quân Đồng minh vào hệ thống phòng thủ dày đặc của Đức Quốc xã trong chiến dịch giải phóng châu Âu khỏi tay quân phát xít Đức vào ngày 6/6/1944. Bãi biển Ohama được lựa chọn là địa điểm đổ bộ của Mỹ khi tiến hành tham gia trận chiến.

Trở ngại lớn - Chiến dịch Market Garden / Cầu Arnhem

Chiến dịch Market Garden là một chiến dịch của quân đội Đồng Minh bắt đầu ngày 17/9/1944 tấn công vào các cầu lưu thông tại Hà Lan và phía tây nước Đức. Đây là cuộc tấn công bằng lực lượng lính dù lớn nhất trong lịch sử quân sự xưa nay.

 

Tại cầu Arnhem, quân Anh bị phản công dữ dội, không tiến qua cầu được, sau đó còn bị vây khốn và phải rút lui ngày 25/9.

Chiến dịch Market Garden của quân Đồng Minh thất bại, không đưa được đủ lực lượng sang sông Rhine và sông này tiếp tục gây trở ngại cho kế hoạch tấn công vào Đức cho đến tháng 3/1945, khi cuộc tấn công vào Remagen, Oppenheim, Rees và Wesel thành công.

Tấn công vùng Rhine - Cuộc chiến cầu Remagen

 

Cầu Ludendorff ở Remagen vào đầu tháng 3/1945 là một trong hai cây cầu còn lại bắc qua sông Rhine, Đức mà lực lượng quân đội Mỹ chiếm giữ được. 10 ngày sau cuộc tấn công, cây cầu đã bị đổ sụp xuống sông nhưng sau đó một cây cầu mới khá lớn đã được xây dựng ở bờ phía đông sông Rhine.

Trận Iwo Jima - Đảo Hopping/ Núi Surabachi

 

Cuộc tấn công vào Iwo Jima bắt đầu vào ngày 19/2/1945, và kéo dài đến ngày 27/5/1945, là trận đánh thuộc mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai giữa Hoa Kỳ và Đế quốc Nhật Bản. Ngày 23/2, Mỹ chiếm được núi Surabachi và bức ảnh nổi tiếng về lá cờ được kéo lên cao được chụp bởi Joe Rosenthal.

Đây là trận đánh duy nhất của thủy quân lục chiến Mỹ mà số thương vong tổng cộng của Mỹ lớn hơn của Nhật, dù số quân Nhật tử trận gấp ba lần số quân Mỹ.

Berlin / Fuhrerbunker - Thế chiến II kết thúc ở châu Âu

 

Boong ke Fuhrerbunker là nơi trú ẩn dưới lòng đất nằm gần Reich Chancellery ở Berlin, Đức. Đây cũng là trung tâm chỉ huy cuối cùng của Đức quốc xã. Fuhrerbunker là một phần của khu hầm ngầm được xây dựng hai lần vào năm 1936 và 1944. Đây cũng chính là nơi trú ngụ cuối cùng của trùm Phát xít Adolf Hitler.

Bom nguyên tử thả xuống Hiroshima - Hồi kết của Thế chiến II

 

Tháng 8/1945, giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới II, Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật. Hai vụ đánh bom thảm khốc này đã khiến ít nhất 129.000 người thiệt mạng và là lần duy nhất vũ khí hạt nhân được sử dụng trong lịch sử chiến tranh. Cũng chính hai quả bom này đã khiến Nhật Bản phải đầu hàng, kết thúc Thế chiến II.

Lê Huyền (War History Online)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news