Tin mới

Những đề thi lạ xôn xao dư luận

Thứ năm, 14/05/2015, 11:14 (GMT+7)

Một đề thi yêu cầu viết hai câu thơ sử dụng tiếng địa phương Hà Tĩnh sang tiếng phổ thông đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Cùng với một số đề thi xuất hiện trước đó như: đề thi có hình ảnh chữ Hán; hỏi về ngôn ngữ chát của giới trẻ ... dân mạng cho rằng đây là những đề thi "lạ", khá thú vị. 

Một đề thi yêu cầu viết hai câu thơ sử dụng tiếng địa phương Hà Tĩnh sang tiếng phổ thông đang thu hút sự quan tâm của Cộng đồng mạng. Cùng với một số đề thi xuất hiện trước đó như: đề thi có hình ảnh chữ Hán; hỏi về ngôn ngữ chát của giới trẻ ... dân mạng cho rằng đây là những đề thi "lạ", khá thú vị. 

Xôn xao đề thi lạ "dịch" ... tiếng Hà Tĩnh 

Câu hỏi nằm trong đề thi khảo sát môn ngữ văn lớp 7, đề thi khảo sát môn ngữ văn lớp 7, do Phòng GD-ĐT huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh ra. 

Cụ thể, hãy viết hai câu thơ sau ra tiếng phổ thông: Mô rú mô ri mô nỏ chộ/ Mô rào mô bể chộ mô mồ.

Những đề thi lạ xôn xao dư luận

Đề thi lạ "dịch" ... tiếng Hà Tĩnh gây xôn xao cộng đồng mạng

Nhiều học sinh chia sẻ đã khá bỡ ngỡ, lúng túng khi đọc đề thi. Một học sinh tên Hùng cho biết, để làm được câu hỏi này, phải am hiểu vốn từ địa phương, kết cấu từ ngữ. 

Trao đổi với báo chí, ông Phan Thanh Dân, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà cho rằng, việc ra đề trên là rất bình thường, không hề đánh đố học sinh. Nội dung đề thi nằm trong chương trình địa phương được tích hợp vào chương trình môn Ngữ văn theo chương trình khung của Bộ giáo dục – đào tạo nhằm kiểm tra phần văn hóa địa phương của học sinh. 

Với hai câu thơ trên, có khoảng 90% học sinh có đáp án đúng. Với những người dân quê Hà Tĩnh đi làm ăn xa thì có thể dịch khó chứ người dân tại địa phương thì quá bình thường vì đó làn hững từ ngữ các em dùng hàng ngày. 

Cũng theo ông Dân, đây không phải là lần đầu tiên Phòng ra đề thi kiểu này mà đã có từ 3 – 4 năm nay nhưng trước đây chỉ hỏi từng từ một ví dụ “ từ rú nghĩa là gì?”. Năm nay, lần đầu tiên đề thi cho học sinh dịch câu thơ cho mềm mại hơn. 

Đáp án chính xác của của hai câu thơ này là: “Đâu núi đâu non đâu chẳng thấy/Đâu sông đâu biển thấy đâu nào”. 

Đề thi có hình ảnh chữ Hán 

Việc xuất hiện hình ảnh chữ Hán trong đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 của Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 5/3 vừa qua khiến nhiều học sinh thấy lạ. 

Những đề thi lạ xôn xao dư luận
Câu 2 của đề thi in hình một chữ Hán khiến học sinh thấy lạ

Theo một giáo viên dạy văn, đây là nỗ lực làm mới cách ra đề đang được ngành giáo dục khuyến khích. Tuy nhiên, giáo viên này cho rằng việc gắn chữ Hán trong đề (chữ này có nghĩa là Trần) với biểu trưng "một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc" hơi khiên cưỡng. 

Đề thi hỏi về ngôn ngữ chat của giới trẻ

Cuối tháng 12/2013, một đề thi học kỳ môn Ngữ Văn lớp 9 khiến cộng đồng mạng xôn xao khi có đề cập đến vấn đề sử dụng "ngôn ngữ chat" của giới trẻ hiện nay. 

Những đề thi lạ xôn xao dư luận
Câu 2 của đề thi hỏi về ngôn ngữ chat của giới trẻ

Đó là đề thi học kỳ môn Ngữ văn lớp 9 được cho là của một trường trung học phổ thông ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Câu hỏi thứ 2 của đề thi đề cập đến vấn đề mà giới trẻ hiện nay đang lạm dụng quá nhiều: "ngôn ngữ chat", "ngôn ngữ teen" làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

 Nội dung đề thi:

"Câu 2: Có bạn trẻ nhắn tin cho mẹ như sau:

"M0ther ui, hum n4i kon hk zia, k0n f4i 0 l4i h0k th3m"

(Mẹ ơi, hôm nay con không về, con phải ở lại học thêm)

Mẹ bạn ấy than vãn: "Đọc tin của con như đọc mật thư, không hiểu tin nhắn của con"

Bạn trẻ trong tình huống trên đã dùng ngôn ngữ chat, ngôn ngữ teen với mẹ. Nhận xét về từ ngữ xưng hô và cách sử dụng từ Tiếng Việt, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?" 

Đa số cư dân mạng đều đánh giá đây là một đề thi thú vị, có ý nhắc nhở khéo một bộ phận giới trẻ đang lạm dụng ngôn ngữ "teencode", àm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

H.Minh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news