Tin mới

Những điều cần biết về kỹ năng phanh khi vào cua

Chủ nhật, 06/12/2015, 07:52 (GMT+7)

Kỹ năng sử dụng phanh là yếu tố rất quan trọng đối với mọi biker, đặc biệt là sử dụng khi đang ôm cua. Bài viết sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản của kỹ năng này.

Kỹ năng sử dụng phanh là yếu tố rất quan trọng đối với mọi biker, đặc biệt là sử dụng khi đang ôm cua. Bài viết sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản của kỹ năng này.

Hiện nay, việc cấp bằng lái A2 đã rất thông thoáng kéo theo số lượng xe Phân khối lớn (PKL) tăng nhanh tại Việt Nam, nhưng cùng với đó là con số tai nạn liên quan tới loại xe này cũng tiềm tàng tăng lên.

Tai nạn mang tính xác suất nhưng kỹ năng và kinh nghiệm lại đóng vai trò quan trọng. Thực tế nhiều vụ tai nạn bắt nguồn từ việc thiếu kỹ năng và kinh nghiệm lái dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Trong bài viết này, xedoisong.vn sẽ đề cập tới vấn đề sử dụng phanh thế nào khi vào cua. Mọi tay nài dù trên xe PKL hay PKN (phân khối nhỏ) đều biết rằng sử dụng phanh là yếu tố tiên quyết trong vấn đề chạy môtô, nhất là khi ôm cua hay đổ dốc.

Một kịch bản tiêu biểu cho viêc sử dụng phanh trong cua. Yếu tố góc nghiêng xe và lực phanh tỉ lệ nghịch với nhau

 
Việc dùng phanh trong khi ôm cua là điều không tránh khỏi với những tay lái mới hoặc tay lái ít kinh nghiệm. Khi ôm cua, chiếc xe chỉ có duy nhất một lực kéo nhất định từ bánh sau để điều tiết sự cân bằng. Nếu sử dụng phanh, lực kéo bị phân tán, xe có thể bị đuối trong cua và dễ thoát khỏi lực ly tâm. Nguy cơ có thể ném văng bạn ra khỏi đường chạy khi ở tốc độ đủ cao, hoặc những tai nạn không mong muốn.

Nhưng không vì thế mà chúng ta không thể hay không nên phanh trong cua, những tình huống bất ngờ xảy đến là không thể biết trước. Có hai yếu tố kiểm soát trong trường hợp này đó là góc nghiêng xe và lực kéo bánh sau. Và chỉ qua luyện tập bạn mới có thể hiểu và điều tiết được hai yếu tố này.

Lực kéo phụ thuộc vào các yếu tố vận hành, trong đó có tốc độ, góc nghiêng xe, tình trạng lốp và điều kiện mặt đường. Kịch bản phổ biến nhất cho tình huống này là khi ôm cua gấp hoặc cua dài, thiếu tầm nhìn, bạn gặp vật cản bất ngờ trên đường. Những tay lái thiếu kinh nghiệm có thể giật mình và bóp cứng phanh. Cực kỳ nguy hiểm! 

Hãy luyện tập, đừng để tai nạn đáng tiếc xảy ra chỉ vì bạn non nớt trong kỹ năng và kinh nghiệm lái

Về cơ bản, góc nghiêng càng nhỏ thì xe càng thẳng, lốp bám đường trên tiết diện càng lớn, lực kéo có ích cũng vì thế mà gia tăng. Có thể hiểu rằng bạn tối đa hóa lực kéo để có công cụ kiểm soát chiếc xe tốt hơn nhằm bổ khuyết cho việc phải sử dụng hệ thống phanh.

Theo nguyên tắc, lực phanh càng tăng, góc nghiêng càng nhỏ, mà những điều này chỉ có thể xác định dựa trên kinh nghiệm lái và độ sâu am hiểu về chiếc xe mà bạn điều khiển. Người lái cần hiểu nó phản ứng ra sao với từng nước ga, từng tốc độ, từng lần chuyển số, và từng cái nhấp phanh. Kinh nghiệm càng nhiều càng có thể làm quen nhanh và điều khiển chiếc xe như ý muốn.

Dù là Phấn Khối Lớn hay Phân Khối Nhỏ, kỹ năng và kinh nghiệm luôn là những yếu tố tiên quyết cho sự an toàn của bạn

Kỹ năng tương tự cũng có thể được sử dụng khi vào cua với tốc độ quá cao. Nếu không đủ dũng khí để nghiêng xe bám cua sâu hơn cho phù hợp với tốc độ hoặc gặp phải tình huống bất khả kháng, kinh nghiệm điều tiết góc nghiêng xe cùng lực kéo bánh sau sẽ là cứu cánh mang tính sống còn. Khi đó, ngoài việc chuyển ngay về góc ít nghiêng, bóp phanh thì người lái cần về số thấp với sự nhuần nhuyễn của côn ga.

Nói tóm lại, giải pháp thực sự cho vấn đề an toàn khi ôm cua vẫn là kinh nghiệm. Điều đó đến từ sự luyện tập kỹ năng. Dù sao xe phân khối lớn vẫn là loại xe thể thao, mà thể thao luôn cần sự rèn luyện, trau dồi. Đừng để bản thân vướng phải những tai nạn đáng tiếc chỉ vì sự thiếu kỹ năng và kinh nghiệm luyện tập, hãy có trách nhiệm với cuộc chơi của bản thân và cộng đồng.

T.V
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news