Tin mới

Những điều chưa biết về hành tinh "địa ngục" của hệ Mặt Trời

Thứ năm, 22/12/2016, 15:00 (GMT+7)

Sao Kim, hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, có điều kiện môi trường cực kỳ khắc nghiệt và nhiều núi lửa khổng lồ trên bề mặt.

Sao Kim, hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, có điều kiện môi trường cực kỳ khắc nghiệt và nhiều núi lửa khổng lồ trên bề mặt.

Một ngày trên sao Kim bằng 243 ngày trên Trái Đất do nó quay rất chậm. Nhưng chu kỳ quỹ đạo của sao Kim, hay thời gian một năm, bằng 224,7 ngày trên Trái Đất, theo Telegraph.

Sao Kim, hành tinh thứ hai gần Mặt Trời là một vì tinh tú khá kỳ thú.

Điều kiện môi trường trên sao Kim cực kỳ khắc nghiệt. Nhiệt độ bề mặt sao Kim hơn 470 độ C, đủ để làm tan chảy chì. Áp suất không khí bằng áp lực nước biển của Trái Đất ở độ sâu một kilomet. Sao Kim là một trong những vật thể sáng nhất trên bầu trời, khiến nhiều người nhầm lẫn nó với vật thể bay không xác định (UFO).

1. Nhiều núi lửa

Sao Kim có nhiều núi lửa hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong hệ Mặt Trời. Một số ngọn núi lửa có đường kính lên tới 240km. Các nhà khoa học cho rằng, Mặt Trời phình ra trong hàng triệu năm tới sẽ nung nóng và khiến Trái Đất có điều kiện môi trường như sao Kim hiện nay.

2. Ngày dài hơn năm

 

Một ngày trên Sao Kim bằng 243 ngày trên Trái Đất (điều này cho thấy một vòng quay của Sao Kim lâu như thế nào). Trong khi đó, một năm trên hành tinh này (thời gian quay quanh Mặt Trời) lại ngắn hơn, chỉ bằng 224,7 ngày trên Trái Đất.

3. Anh em sinh đôi của Trái Đất?

Trong số tất cả các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời thì Sao Kim có nhiều đặc điểm giống với Trái Đất nhất. Cả hai hành tinh này đều có kích thước gần ngang bằng nhau và cấu tạo của sao Kim cũng gần giống như Trái Đất. Quỹ đạo của Kim tinh cũng gần với quỹ đạo của Trái Đất hơn bất cứ hành tinh nào khác trong hệ Mặt Trời. Cả hai hành tinh đều có bề mặt còn khá trẻ và đều có bầu khí quyển dày, nhiều mây (tuy nhiên, cần chú ý rằng các đám mây của Sao Kim chủ yếu là acid sulfuric độc).

4. Nóng cực độ

 

Do phần lớn khí quyển của Sao Kim là carbon dioxide nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính cực lớn làm cho bề mặt của hành tinh này nóng lên. Nhiệt độ ở đây có thể lên tới 870 độ F (470 độ C), sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời. Một số nhà khoa học từng cho rằng sao Kim đã có những đại dương trong quá khứ, nhưng đã bốc hơi khi nhiệt độ hành tinh tăng lên do hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát. Toàn bộ bề mặt của Sao Kim là một hoang mạc khô cằn với đá và bụi.

5. Áp suất rất cao

Áp suất không khí trên bề mặt Sao Kim cực lớn, cao hơn khoảng 90 lần áp suất của mực nước biển trên Trái Đất. Nói cách khác, áp suất trên Kim tinh tương đương với áp suất nước đại dương Trái Đất ở độ sâu 1km.

Tàu vũ trụ Nga, Venera, thực ra đã hạ cánh xuống bề mặt hành tinh và chụp gửi và những hình ảnh tuyệt đẹp về sự khắc nghiệt trên mặt đất, nhưng với sức nóng khủng khiếp, áp suất và những điều kiện khắc nghiệt khác, tàu du hành đã không tồn tại lâu được sau khi hạ cánh.

Trang Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news