Tin mới

Những đối tượng tuyệt đối không nên ăn dứa

Thứ sáu, 26/06/2015, 14:12 (GMT+7)

Dứa là loại quả ngon và bổ dưỡng được yêu thích trong mùa hè. Tuy nhiên, đây là loại quả không phải ai cũng có thể ăn. 

Dứa là loại quả ngon và bổ dưỡng được yêu thích trong mùa hè. Tuy nhiên, đây là loại quả không phải ai cũng có thể ăn.

Dứa là một loại quả giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, và hơn 80 loại chất dinh dưỡng khác.

Tác dụng của quả dứa:

Xương chắc khỏe

Từ lâu dứa được biết đến là loại quả giúp hình thành và duy trì xương chắc khỏe. Bởi lẽ chúng chứa nhiều mangan - khoáng chất cần thiết cho cơ thể phát triển xương và các mô liên kết.

Trên thực tế, nếu uống một cốc nước dứa mỗi ngày, bạn đã đáp ứng được 73% lượng manga cơ thể cần.

Chống viêm, sưng tấy

Một số nghiên cứu cho thấy dứa cũng có tác dụng giúp chống lại các chứng viêm, ngăn ngừa bệnh viêm khớp, tăng cường độ chắc khỏe cho xương. Với hàm lượng cao enzim Bromelin, ăn dứa cũng giúp bạn phòng ngừa viêm xoang, bệnh gout hay các chứng sưng tấy.

Chống đông máu

Enzim Bromelin trong trái dứa có thể ngăn ngừa máu đông, nên dứa trở thành món ăn ưa thích cho những người thường xuyên phải đi máy bay hay những người có nguy cơ bị đông máu. Ngoài ra ăn dứa còn có thế giúp bạn chống sâu răng, kích thích tiêu hóa hay tăng cường sức đề kháng cho cơ thể…

Ngăn ngừa cao huyết áp

Nếu bạn đang cố gắng để giảm bớt huyết áp cao của mình, hoặc muốn tránh căn bệnh này, hãy ăn nhiều dứa. Vì dứa có lượng kali cao và natri thấp, giúp cơ thể duy trì mức huyết áp bình thường.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Bromelain là một chất chiết xuất được tìm thấy trong thân dứa, có tác dụng trung hòa dịch cơ thể để không trở nên quá axit. Bromelain cũng điều chỉnh hoạt động của tuyến tụy, hỗ trợ tiêu hóa. Bạn có thể giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh vì dứa giúp tiêu hóa protein nhanh hơn.

Dứa là loại quả ngon và bổ dưỡng được yêu thích trong mùa hè. 

Những đối tượng không nên ăn dứa:

Người mắc bệnh hen phế quản, viêm mũi họng

Dứa chứa loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Vì vậy, những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...

Ngoài ra, những người mắc chứng chảy máu hoặc nguy cơ chảy máu như (chảy máu cam, sốt xuất huyết, có vết thương lớn, phụ nữ băng huyết...) cũng không nên ăn dứa.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Theo thông tin nghiên cứu của các nhà khoa học, những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn dứa. Nguyên nhân là vì trong dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, đặc biệt là dứa xanh có chứa hàm lượng bromelain rất cao. Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu ăn dứa rất dễ bị sẩy thai.

Ngoài ra, ăn dứa dễ bị tiêu chảy do nhiễm độc, nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, với những phụ nữ ở tháng cuối thai kỳ thì nên ăn dứa ở lượng vừa phải để kích thích co bóp tử cung, giúp dễ dàng sinh nở.

Người bị tăng huyết áp

Trong dứa chứa chất serotonin ((5 - hydroxytryptamine, 5 - HT) là một dược chất làm co thắt huyết quản mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao, có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường.

Vì vậy, nếu người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp kịch phát.

Người có tiền sử viêm da cơ địa, dị ứng

Những người bị dị ứng hoặc có tiền sử viêm da cơ địa không nên ăn dứa. Nguyên nhân là trong dứa có men bromelin, một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị nhiều bệnh khác nhau. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy, nhiều người bị dị ứng loại men này, sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, men này kích thích cơ thể sinh ra histamin làm đau quặn bụng từng cơn, buồn nôn, nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu... nặng hơn có thể gây khó thở.

Những lưu ý cần biết khi ăn dứa:

Mặc dù dứa là một loại hoa quả bổ dưỡng cho cơ thể nhưng chú ý không nên ăn quá nhiều loại quả này. Trước khi ăn dứa nên gọt sạch vỏ, cắt hết mắt dứa rồi đem phần thịt dứa ngâm một vài phút trong dung dịch nước muối nhạt.

Không nên ăn dứa khi đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây nôn nao khó chịu.

Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

 Bảo An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news