Tin mới

Những giống bạch tuộc kì lạ: Có loài sở hữu nọc độc đủ giết chết 10 người lớn

Thứ tư, 07/11/2018, 15:15 (GMT+7)

Vẻ ngoài nhiều màu sắc nghe có vẻ là một điều miêu tả sự xinh đẹp rực rỡ. Thế nhưng có vẻ là sai đối với loài bạch tuộc.

Vẻ ngoài nhiều màu sắc nghe có vẻ là một điều miêu tả sự xinh đẹp rực rỡ. Thế nhưng có vẻ là sai đối với loài bạch tuộc.

Bên cạnh vẻ ngoài đáng chú ý đó, chúng còn có rất nhiều đặc tính thú vị khác mà giới khoa học rất để tâm đến. Như việc có thể chui qua lỗ có kích thước nhỏ hơn cơ thể chúng gấp nhiều lần, có khả năng thay đổi diện mạo trên từng miligiây hoặc là sự thông minh vượt bậc của chúng được đánh giá cao nhất trong nhóm động vật không xương sống.

Chúng ta hãy cùng khám phá những loài bạch tuộc sau đây.

1. Blacket octopus

Loài bạch tuộc này được mệnh danh là nữ hoàng thời trang dưới đáy biển, bởi khi chúng bơi, tấm thân xòe rộng như chiếc váy đầm. Nhưng chúng không mang ý nghĩa thời trang, nó là để dọa những kẻ săn mồi khi thể hiện bản thân mình to lớn và trông ghê sợ. 

2. Ghost octopus

Những giống bạch tuộc kì lạ: Có loài sở hữu nọc độc đủ giết chết 10 người lớn - Ảnh 2.

Không phải ngẫu nhiên mà loài bạch tuộc này được đặt tên như vậy, hình thù của chúng rõ ràng giống như một con ma. Đây là loài mới được phát hiện gần đây tại Hawaii vào năm 2016, chúng có làn da mờ đục.

Đặc điểm sinh học nổi bật của loài này đó là quá trình sinh sản của chúng. Chúng đẻ trứng vào một miếng bọt biển, rồi làm cho cơ thể được bó chặt trong miếng bọt biển đó. Ngoài ra, loài này cũng không ăn uống gì, cho đến ngày con của chúng ra đời thì chúng cũng chết đi.

3. Mimic octopus

Những giống bạch tuộc kì lạ: Có loài sở hữu nọc độc đủ giết chết 10 người lớn - Ảnh 3.

Một số loài bạch tuộc là bậc thầy của việc ngụy trang nhưng không ai có thể qua mặt được loài này về khả năng thay đổi hình dạng. Cùng với việc thay đổi kết cấu làn da của nó, nó có thể vặn vẹo cơ thể theo cách nó muốn như vi sinh vật biển.

Để giả dạng một con rắn biển, chúng giấu những xúc tu khác đi và kéo dài hai cái còn lại. Chúng còn có thể cải trang thành hải quỳ, sứa. Đương nhiên, với những đặc tính đó, chúng là loài độc hại.

4. Star – sucker pygmy octopus

Những giống bạch tuộc kì lạ: Có loài sở hữu nọc độc đủ giết chết 10 người lớn - Ảnh 4.

Cho dù tên gọi của chúng dễ thương do có kích thước nhỏ nhắn nhưng hãy nhìn thái độ trên gương mặt chúng đi, trông cũng rất khó ưa đấy.

Loài này được tìm thấy ở Thái Bình Dương, chúng dài dưới một inch và có trọng lượng dưới một gram.

5. Dumbo octopus

Những giống bạch tuộc kì lạ: Có loài sở hữu nọc độc đủ giết chết 10 người lớn - Ảnh 5.

Trong nhóm này chúng được xem là trông hiền lành nhất, nên mới có cái tên dễ thương như vậy. Thay vì có những xúc tu dài như những loài bạch tuộc khác, phần phụ của chúng ngắn và được nối với nhau như là chiếc ô. Đặc trưng của chúng là có hai chiếc vây trên đầu trông như những quái vật bay trong phim hoạt hình.

6. Coconut octopus

Những giống bạch tuộc kì lạ: Có loài sở hữu nọc độc đủ giết chết 10 người lớn - Ảnh 6.

Bạch tuộc này dùng một phương pháp cổ điển để ẩn nấp kẻ thù là dùng vật khác để che chắn. Khi cảm thấy có mối đe dọa hoặc rình mò để chụp lấy con mồi, với thân hình dễ uốn cong chúng sẽ thu mình lại và nấp vào trong vỏ dừa hoặc vỏ của các con sò.

Mặc dù việc bơi có thể lẫn tránh kẻ thù nhanh hơn nhiều, nhưng loài bạch tuộc này lại chọn phương pháp ẩn nấp, nó kéo vỏ dừa, vỏ sò đi khắp đại dương để phòng khi bất trắc, trong khi vật này có thể nặng hơn trọng lượng cơ thể chúng gấp nhiều lần.

7. Blue ringed octopus

Những giống bạch tuộc kì lạ: Có loài sở hữu nọc độc đủ giết chết 10 người lớn - Ảnh 7.

Giống như nhiều thứ khác trong tự nhiên, càng sặc sỡ thì càng nguy hiểm. Loài này không chỉ trông gian ác mà chúng còn cực độc, những vòng màu xanh dương trên cơ thể chúng là một cảnh báo.

Đây là loài bạch tuộc duy nhất có khả năng gây chết người, chỉ một vết cắn nhỏ có thể làm tê liệt thần kinh và gây tử vong.

Chất tertodotoxin trong cơ thể nó đủ để giết chết 10 người đàn ông. Các nhà khoa học cho rằng các độc tố này không phải là do bạch tuộc tự sản xuất ra mà do các vi khuẩn cư trú trong nước bọt của nó.

Phạm Thanh

Theo Helino/Trí Thức Trẻ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news