Tin mới

Những người tuyệt đối không được uống nước cam

Thứ sáu, 17/03/2017, 11:04 (GMT+7)

Nước cam tốt cho sức khỏe với điều kiện dùng đúng lượng và đối tượng. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên uống nước cam.

Nước cam tốt cho sức khỏe với điều kiện dùng đúng lượng và đối tượng. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên uống nước cam.

Cam là loại quả thường dùng vắt lấy nước để uống, nó có chứa đường, a-xít hữu cơ, tinh dầu gồm isoamylic, geraniol, teryrineol… Cam có vị ngọt, chua, tính mật, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, mật phổi, tiêu đờm và lợi tiểu.

Trong dịch nước ép các quả thuộc loại cam, quýt phần lớn có chứa thành phần acid citric với hàm lượng tương đối cao.

Là nước giải khát bổ dưỡng rất tốt, nhưng không phải ai cũng nên dùng và càng không thể thích uống lúc nào cũng được. Nhiều người nghĩ rằng, nước cam tốt, nên có thể uống thoải mái, uống vào lúc nào cũng được. Thực tế thì không như vậy, nước cam có thể rất tốt với người này nhưng lại không tốt cho người khác.

Người vừa phẫu thuật không nên uống nước cam

Trong dịch nước ép các quả thuộc loại cam, quýt phần lớn có chứa thành phần axít citric với hàm lượng tương đối cao. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat (chất thường dùng để chống đông máu). Chất này sẽ tạo phức với ion Ca++, do đó cản trở quá trình tạo prothrombinase và thrombin, là những yếu tố quan trọng tham gia trong quá trình đông máu.

Những người sau phẫu thuật đường tiêu hóa như dạ dày, ruột… ở các vết mổ chưa hoàn toàn hồi phục, thậm chí cả ở các trường hợp có các vết viêm loét có nguy cơ xuất huyết… nếu ăn các loại quả cam quýt.

Vì thế, những người sau phẫu thuật đường tiêu hóa như dạ dày, ruột... ở các vết mổ chưa hoàn toàn hồi phục, thậm chí cả ở các trường hợp có các vết viêm loét có nguy cơ xuất huyết… nếu ăn các loại quả cam quýt cũng phải thận trọng để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ bị tổn thương.

Không uống nước cam khi đang dùng thuốc

Nước cam không phải là một lựa chọn tốt để uống cùng thuốc kháng sinh. Trong nước cam chứa axít nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các thuốc. Và một khi mất cấu trúc hóa học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.

Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hoá học của các thuốc.

Lý do là vì nước cam chứa một chất tương tự như naringin, chất này làm bất hoạt hai men vận chuyển thuốc là OATP1A2 và CYP3A4. Không có hai men này hoạt hóa, thuốc khó lòng mà được hấp thu đầy đủ.

Người bị viêm dạ dày

 

Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm; và nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news