Tin mới

Những đối tượng tuyệt đối không được ăn gừng tươi

Thứ hai, 15/09/2014, 10:22 (GMT+7)

Gừng tươi được dùng như một loại gia vị phổ biến cho nhiều món ăn. Ngoài tác dụng làm thực phẩm, gừng còn là một vị thuốc hiệu quả. Tuy nhiên, có những nguyên tắc cấm kỵ khi ăn gừng bạn cần phải lưu ý.

Gừng tươi được dùng như một loại gia vị phổ biến cho nhiều món ăn. Ngoài tác dụng làm thực phẩm, gừng còn là một vị thuốc hiệu quả. Tuy nhiên, có những nguyên tắc cấm kỵ khi ăn gừng bạn cần phải lưu ý.

Gừng tươi bị dập nát

Khi gừng tươi bị dập nát sẽ rất dễ tạo nên độc tố vô cùng mạnh – chất safrole. Khi con người ăn vào dễ khiến tế bào gan trúng độc, tổn hại đến chức năng gan. Vì vậy, khi lựa chọn gừng tươi, nên chọn loại gừng có màu sáng, bề mặt ngoài nhẵn, không vết xước, không dập nát biến chất.

Không nên gọt vỏ

Có những người khi ăn gừng đều gọt bỏ vỏ đi, như thế sẽ không phát huy hết được công hiệu toàn diện của gừng. Bình thường, gừng tươi chỉ cần rửa sạch là có thể thái lát dùng.

Không nên ăn gừng trong thời gian dài

Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu bạn ăn với liều lượng lớn thì sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Theo kết luận của Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Hoa Kỳ), ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Bạn cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.

Không ăn gừng vào buổi tối

Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu. Chất gingerose trong gừng cũng có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa.

Từ buổi tối, về đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát. Lúc này nếu ăn gừng sẽ khích lệ cho dương khí bốc lên. Do đó, nếu ăn gừng buổi tối sẽ làm ảnh hưởng đến quy luật sinh lí, không tốt cho sức khỏe.

Xem video: Công thức chế biến thịt ba chỉ kho gừng cực đơn giản

 

 

Ai không nên ăn gừng

- Người thân nhiệt cao

Trong trường hợp này không nên ăn gừng vì nó sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn. Tuy nhiên, nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.

- Bệnh gan

 Người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng vì nó kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, vì những tế bào này sẽ bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích. Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng được khuyên không nên ăn gừng vì nó sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong đó, thậm chí trong nhiều trường hợp cần thiết phải phẫu thuật.

- Phụ nữ mang thai

Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Còn trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

Thoa Nguyễn

Tổng hợp/Theo Nguoiduatin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news