Tin mới

Những sự kiện thế giới nổi bật nhất trong năm 2018

Thứ ba, 25/12/2018, 08:54 (GMT+7)

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Chiến tranh thương mại Mỹ Trung, Nhà báo Khashoggi bị sát hại, động đất sóng thần tại Indonesia... là những sự kiển thế giới nổi bật nhất trong năm 2018.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Chiến tranh thương mại Mỹ Trung, Nhà báo Khashoggi bị sát hại, động đất sóng thần tại Indonesia... là những sự kiển thế giới nổi bật nhất trong năm 2018.

Các cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều

Sự kiện lịch sử trong năm 2018 phải kể đến đầu tiên chính là các cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều được nối lại sau hơn một thập kỷ với Tuyên bố  Panmunjom (ngày 27/4) và Tuyên bố Bình Nhưỡng (ngày 20/9).

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: TTXVN

Trong năm 2018 đã diễn ra 3 cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều. Lần gặp nhau đầu tiên vào ngày 27/4/2018, 2 nhà lãnh đạo ký Tuyên bố chung Panmunjom, trong đó cam kết hướng tới một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân và sớm tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên. 

Cuộc gặp lần thứ 2 diễn ra sau đó 1 tháng và tuyên bố chung ký tại Bình Nhưỡng trong cuộc gặp thượng đỉnh hôm nay (19/9) cho thấy tính khả thi trong việc thực thi các thỏa thuận.

Cuộc gặp thứ 3 thượng đỉnh Mỹ - Triều lần đầu tiên với Tuyên bố chung Singapore ngày 12/6, đã giúp xoay chuyển tình thế khu vực từ “miệng hố chiến tranh” sang đối thoại và hòa hoãn.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lan rộng 

Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vào năm 2018 khởi đầu vào ngày vào ngày 22/3/2018 khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974.

Tháng 8/2017, Mỹ bắt đầu chính thức mở một cuộc điều tra chính thức nhằm vào các hành động tấn công nhằm đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ của nước này và các đồng minh, điều gây ra thiệt hại lên tới 225 tới 600 tỷ USD mỗi năm với riêng nước Mỹ.

 

Sau cuộc điều tra, Mỹ tin rằng Trung Quốc vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ bằng cách buộc các công ty nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc phải chia sẻ và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, giúp họ có thể sao chép hoặc đánh cắp công nghệ của Mỹ.

Nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại

 Vụ nhà báo người Saudi Arabia Jamal Khashoggi bị sát hại tại Lãnh sự quán nước này ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 2/10 đã gây chấn động dư luận thế giới. Sự việc này chính thức đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Saudi Arabia với các đồng minh phương Tây và làm sa sút uy tín của Saudi Arabia tại khu vực.

 

Theo thông tin đầu tiên ngày 2/10, nhà báo Jamal Khashoggi được nhìn thấy lần cuối cùng trên camera an ninh đang đi vào lãnh sự quán Arab Saudi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ông tới lãnh sự quán để làm thủ tục kết hôn với bạn gái người địa phương nhưng không trở ra.

Khashoggi, 60 tuổi, từng là biên tập viên của nhật báo Arab Saudi Al-Watan và làm việc cho một kênh tin tức của nước này. Ông cũng cộng tác với báo Washington Post, Mỹ, đồng thời đóng góp các bài viết về Arab Saudi và Trung Đông cho BBC.

Nhiều quốc gia thông báo áp lệnh trừng phạt cấm đi lại đối với công dân Saudi Arabia và đề nghị Liên hợp quốc mở cuộc điều tra quốc tế về vụ việc. Thượng viện Mỹ đã ra nghị quyết chấm dứt hỗ trợ quân sự cho Saudi Arabia ở chiến trường Yemen, chính phủ Đức đình chỉ mọi hoạt động bán vũ khí, còn Canada cũng đang xem xét hủy hợp đồng bán xe bọc thép cho đồng minh Trung Đông này.

Cuộc giải cứu đội bóng trong hang Thái Lan

Ngày 23/6. Ekkapol Chantawong, người huấn luyện viên 25 tuổi, cùng 12 cậu bé thành viên đội bóng nhí địa phương Moo Pa (Lợn Rừng) kẹt lại trong hệ thống hang Tham Luang dài gần 10 km. Tin tức này đã gây chấn động cả thế giới, thu hút giới truyền thông và bạn bè quốc tế.

Một chiến dịch giải cứu khổng lồ được khởi động với sự tham gia của hơn 1.000 người, gồm quân đội, các lực lượng cứu hộ Thái Lan và hàng trăm tình nguyện viên trên khắp thế giới.

 Đội bóng Thái Lan gồm huấn luyện viên và 12 thành viên mắc kẹt trong hang động Tham Luang Nang Non, tỉnh Chiang Rai từ ngày 23/6.

Chiều 10/7, hàng triệu trái tim tại Thái Lan và khắp mọi nơi trên thế giới vỡ òa khi các hãng thông tấn quốc tế cho biết tất cả 13 thầy trò đội bóng thiếu niên đã rời hang Tham Luang an toàn.

Thảm họa động đất, sóng thần ở Indonesia

Ngày 28/9, tại thành phố Palu, tỉnh Sulaweisi, Indonesia đã phải hứng chịu thảm họa kép tồi tệ khi trận động đất mạnh 7,5 độ kích hoạt sóng thần ập vào bờ biển khiến hơn 2.200 người chết, 1.000 người mất tích, hàng chục nghìn nhà cửa, công trình bị phá hủy với thiệt hại kinh tế khoảng 1,22 tỷ USD.

Tại hiện trường, người dân chứng kiến cảnh tượng hoang tàn đổ nát của thành phố. Thành phố Palu với 335.000 dân và thị trấn Donggala cạnh đó gần như bị phá hủy hoàn toàn sau thảm họa. 

 

Các chuyên gia cho rằng vị trí địa lý nằm trên "Vành đai lửa Thái Bình Dương" cùng địa hình vịnh dài và hẹp khiến Palu hứng chịu thiệt hại lớn. Nền đất yếu bị "hóa lỏng" trong động đất, cộng với hệ thống cảnh báo sóng thần không hoạt động và sự chủ quan của người dân khiến hậu quả nặng nề hơn.

Giới chức Indonesia ước tính cần ít nhất 657 triệu USD cho chương trình tái thiết và tái định cư ở Palu, với sự hỗ trợ của nhiều quốc gia trên thế giới.

Cháy rừng California

Tại Mỹ, đám cháy rừng Camp, vụ hỏa hoạn tồi tệ nhất trong lịch sử bang California bùng phát hôm 8-11 những mãi đến ngày 25-11 mới được kiểm soát hoàn toàn. Đám cháy đã thiêu rụi hơn 600 km2 diện tích hạt Butte, khiến 85 người thiệt mạng và phá hủy 14.000 ngôi nhà. Hầu hết những người thiệt mạng đều ở Paradise, thị trấn đã hóa tro tàn vì hỏa hoạn.  

Biểu tình bạo loạn ở Pháp

Từ giữa tháng 11, biểu tình phản đối tăng thuế nhiên liệu do phong trào “ Áo vàng” tổ chức diễn ra liên tục vào ngày cuối tuần ở Pháp đã trở thành cuộc biểu tình hàng loạt tồi tệ nhất ở nước này.

 

Cuộc biểu tình của lực lượng “Áo vàng”, xuất phát từ việc phản đối tăng thuế xăng dầu, đã bùng phát mạnh và lan rộng, sau đó leo thang thành làn sóng bạo loạn tồi tệ nhất ở Pháp trong hàng chục năm qua và lan sang một số nước khác. Làn sóng biểu tình đã bộc lộ sự phân hóa sâu sắc về kinh tế, xã hội ở Pháp, buộc chính phủ của Tổng thống E. Macron phải nhượng bộ.

Hôn lễ thế kỷ của Hoàng tử Anh

Đám cưới giữa Hoàng tử William và Kate Middleton bắt đầu từ 11h (giờ London), tức khoảng 5h chiều 29/4 (giờ Hà Nội). Cả nước Anh tưng bừng chào đón đám cưới thế kỷ này. Bên ngoài Tu viện Westminster chật cứng người xem. Họ háo hức muốn tận mắt nhìn thấy cô dâu chú rể hoàng gia.

 

Ước tính, đã có khoảng 1.900 khách mời tham dự đám cưới thế kỷ của Hoàng gia Anh. Trong số đó có các nguyên thủ quốc gia như Hoàng hậu Sofia của Tây Ban Nha, Nữ hoàng Đan Mạch Margarethe II... cùng các ngôi sao nổi tiếng như vợ chồng danh thủ David Beckham, danh ca Elton John, nhà vô địch Olympic môn bơi lội Ian Thorpe...

Trang Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news