Tin mới

Những thực phẩm khiến bà bầu có nguy cơ sảy thai

Thứ ba, 07/04/2015, 09:17 (GMT+7)

6 loại quả và 4 loại rau dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai nhất là đối với bà bầu ở những tháng đầu thai kì.

6 loại quả và 4 loại rau dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai nhất là đối với Bà bầu ở những tháng đầu thai kì.

Những loại quả bà bầu cần hạn chế 

1. Trái dứa:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên ăn và không nên uống nước dứa tươi hoặc nước ép dứa lon vì loại trái cây có thể gây co thắt tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy hoặc dị ứng cho phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa Bromelain có thể làm cho tử cung trở nên mềm và tạo ra các chất có thể tiêu diệt bào thai.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên ăn và uống dứa tươi hoặc nước ép dứa đóng hộp.

Tuy nhiên, nếu bạn đang quá ngày sinh dự kiến, dứa có thể hữu ích cho bạn. Dù vậy, điều này không có nghĩa là sử dụng dứa để kích thích sinh con vì mỗi trái dứa tươi chỉ chứa một lượng nhỏ Bromelain. Nếu bạn ăn 7 quả dứa mỗi ngày, bạn có thể thấy các cơn co thắt của tử cung.

2. Nhãn

Theo đông y, nhãn có vị ngọt. Nhiều người thích ăn nhãn nhưng phụ nữ mang thai không nên ăn loại trái cây này nhiều. Lý do là phụ nữ mang thai ăn nhiều nhãn thường có hiện tượng nóng trong, động thai, chảy máu và đau bụng, thậm chí có thể gây hại cho thai nhi và tăng nguy cơ sẩy thai.68

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều nhãn.

3. Quả táo mèo (quả sơn tra)

Táo mèo có vị ngọt, chát, vị chua, vì vậy nó rất phù hợp với phụ nữ có thai đang nghén. Tuy nhiên, loại trái cây này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo kết quả của nhiều tài liệu, táo mèo có tác dụng trong việc kích thích tử cung, cải thiện tử cung co giãn theo nhịp nhưng hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai và sinh non.

Táo mèo không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai.

4. Đu đủ xanh

Nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc đu đủ còn ương, chưa hoàn toàn chín có chứa rất nhiều enzymes và mủ. Chúng có thể làm tử cung co thắt có và sẽ gây ra sẩy thai.



Hơn nữa, đu đủ xanh có chứa prostaglandin và oxytocin cần thiết cho cơ thể sau sinh. Vì vậy, nếu bạn thích ăn đu đủ xanh, bạn hãy chờ tới thời gian sau khi bạn sinh con, chứ không phải lúc bạn đang mang thai.

Khác với đu đủ xanh, đu đủ chín rất tốt cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bà mẹ không nên kiêng ăn đu đủ chín như đu đủ xanh.

Những lưu ý dành cho bà bầu khi ăn trái cây

Phụ nữ mang thai không nên ăn một trong số các loại trái cây được liệt kê ở trên. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần chú ý đến việc ăn các loại trái cây khác để đảm bảo an toàn và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể:

 

 

Không sử dụng trái cây để thay thế cho các bữa ăn chính:  Nhiều phụ nữ mang thai sử dụng trái cây để thay thế bữa ăn chính. Đây là thói quen ăn uống phản khoa học. Nguồn chất dinh dưỡng trong trái cây là rất cao nhưng nó không thể thay thế cho thịt, cá và cơm.

Nếu phụ nữ mang thai chỉ nên ăn các loại trái cây, họ sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể vì trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi. Ngoài ra, hàm lượng vitamin trong trái cây lại không nhiều như trong các loại rau xanh.

Bà bầu bị nghén không nên ăn nhiều trái cây:  Trong thời gian đầu của thai kỳ, nhiều bà bầu bị nghén và không muốn ăn bất kỳ thực phẩm nào, vì vậy họ thường ăn nhiều trái cây để thay thế. Tuy nhiên, các loại trái cây có chứa hàm lượng đường có thể gây tăng glucose bất thường trong thai kỳ và gây ra bệnh tiểu đường khi mang thai.

Phụ nữ mang thai không nên ăn chuối khi đói: Chuối chứa nhiều magiê. Nếu phụ nữ mang thai ăn loại trái cây này khi đói, nó sẽ phá hủy sự cân bằng của magiê và canxi trong máu và hậu quả sẽ có tác động xấu đến tim.

Những loại rau bà bầu nên tránh nhất là trong 3 tháng đầu thai kì

1. Mướp đắng

Mướp đắng là thực phẩm tốt cho sức khoẻ và cũng là một loại thảo dược chữa bệnh. Hàm lượng folate trong mướp đắng là rất cần thiết cho thai kỳ vì mục đích là để tránh khuyết tật về ống thần kinh cho trẻ sơ sinh. Mướp đắng có chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai và bảo vệ cơ thể bà bầu khỏi các chất độc. Hơn nữa, mướp đắng cũng giàu vitamin B, một số chất như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê đóng một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi phát triển.

Nếu phụ nữ mang thai lạm dụng mướp đắng, nó sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp mạnh.

Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai lạm dụng mướp đắng, nó sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non cho những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung nghiêng, tử cung có sẹo…

Mặc dù tất cả các nghiên cứu không cho kết quả rõ ràng rằng chất đắng trong mướp đắng có thể gây hại cho bào thai. Tuy nhiên, thử nghiệm với chuột cho thấy, việc sử dụng mướp đắng với liều cao có thể gây ra dị dạng bào thai chuột. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng. Ngoài ra, chất Vicine trong hạt của mướp đắng có thể gây ngộ độc cho một số cơ quan nhạy cảm. Vì vậy, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn hạt của mướp đắng. Khi nấu, bạn nên loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.

2. Rau sam

Rau sam là một loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc và tìm vì chúng mọc hoang nhiều. Rau sam ngoài tác dụng là thảo dược chữa bệnh, nó còn là thực phẩm để ăn. Rau sam có tính hàn, lạnh. Thực tế cho thấy khi phụ nữ mang thai ăn nhiều rau sam, nó sẽ kích thích tử cung mạnh. Hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai.

Bà bầu ăn nhiều rau sam có thể dẫn đến sẩy thai.

3. Rau ngải cứu

Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng và được bác sĩ sử dụng cho các trường hợp an thai, sảy thai liên tục. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên thì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. Hậu quả có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

Nếu các bà mẹ sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, bà mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu người mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non, các bà mẹ không nên ăn nhiều ngải cứu.

Nếu bà mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non thì không nên ăn nhiều ngải cứu.

4. Rau ngót

Rau ngót có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy vì lá rau ngót có chứa chất Papaverin. Vì vậy, nếu bạn sử dụng hơn 30 gram lá rau ngót tươi, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai.



Nếu bạn sử dụng trên 30 gam lá rau ngót tươi, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai.
Do đó, nếu các bà mẹ có tiền sử sẩy thai liên tục, sinh non thì nên hạn chế ăn canh rau ngót. Và để giữ an toàn cho bào thai, các bà mẹ không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là nước ép của lá rau ngót sống.

5. Rau chùm ngây (còn gọi là rau cải ngựa)

Rau chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera. Loại rau này được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hy Lạp, Ấn Độ và Italia. Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa của chùm ngây có lượng vitamin C cao hơn 7 lần so với cam. Về canxi, chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với sữa; về protein, nó nhiều gấp hai lần sữa. Chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với cà rốt về vitamin A, hơn 3 lần chuối về kali.

Tuy nhiên, phụ nữ ở một số vùng trên thế giới dùng loại rau này để tránh thai vì chùm ngây có chứa alpha-sitosterol – chất tương tự như estrogen nên có tác dụng trong việc ngăn ngừa mang thai. Chất Alpha-sitosterol trong rau chùm ngây làm cho cơ trơn của tử cung co lại và sẽ dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, các nhà khoa học nhắc nhở phụ nữ mang thai không nên ăn chùm ngây.

Các nhà khoa học nhắc nhở phụ nữ mang thai không nên ăn rau chùm ngây.

6. Rau răm

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm vì ăn rau răm nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây ra tình trạng tử cung co thắt và hậu quả là, nó sẽ dẫn đến sẩy thai. Do đó, phụ nữ mang thai không nên quá nhiều rau răm nhưng có thể ăn trứng vịt lộn với một vài cọng rau răm thì nó không gây ra bất kỳ vấn đề gì.

P.V

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Nên hay không nên ăn hải sản khi mang thai

Có nên ăn hải sản khi mang thai hay không? Đây là câu hỏi được khá nhiều chị em phụ nữ mang thai quan tâm. Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai không được ăn hải sản bởi chúng có mùi tanh và nhiều chất độc hại. Nhưng thực tế cho thấy phụ nữ mang thai có thể và nên ăn cá ( trừ một số trường hợp ngoại lệ).