Tin mới

NI: Điểm yếu của siêu tàu sân bay Mỹ khiến TQ có thể đánh bại "không tốn một viên đạn"

Thứ bảy, 01/04/2017, 09:55 (GMT+7)

Tờ National Interest đăng phân tích của Robert Farley, giảng viên cao cấp Trường ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson (Mỹ), nêu "5 cách Nga-Trung đánh chìm tàu sân bay Mỹ".

Tờ National Interest đăng phân tích của Robert Farley, giảng viên cao cấp Trường ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson (Mỹ), nêu "5 cách Nga-Trung đánh chìm tàu sân bay Mỹ".

Từ thập niên 1940, tàu sân bay luôn là ưu tiên đầu tiên trong tác chiến của hải quân. Ngày nay, chúng vẫn được sử dụng một cách rộng rãi. Song với sự ra đời của tàu sân bay, hải quân các nước cũng tìm cách để đánh bại chính thứ mà họ tạo ra.

Mặc dù những phương án cụ thể không ngừng thay đổi theo thời gian, nhưng luôn có những nguyên tắc không thay đổi. Một số người cho rằng, sự cân bằng trong công nghệ quân sự đang làm lung lay vị trí ưu tiên hàng đầu của tàu sân bay. Khuynh hướng trên không thể đảo ngược, mà chủ yếu là những bước tiến đến từ Nga và Trung Quốc.

Những phương án về công nghệ quân sự hiện đại để đánh chìm tàu sân bay được Farley liệt kê bao gồm ngư lôi, tên lửa hành trình và "sát thủ tàu sân bay" tên lửa đạn đạo.

Trong thế chiến II, chiếc HMS Courageous của hải quân Anh trở thành tàu sân bay đầu tiên bị ngư lôi Đức bắn chìm. Hiện nay, tàu ngầm phóng ngư lôi là một trong những mối đe dọa nguy hiểm đối với tàu sân bay.

Trung Quốc và Nga có những cuộc diễn tập định kỳ với giả định tấn công bất ngờ các đội tàu sân bay của Mỹ/đồng minh. Các loại ngư lôi hiện đại ngày nay được kích hoạt dưới tàu ngầm để tiến hành tấn công. Sức công phá của nó có thể bẻ gãy thân tàu. Điều may mắn là cho đến nay chưa có tàu sân bay Mỹ nào bị ngư lôi bắn chìm.

Nga, Trung và các quốc gia khác cũng đưa vào sử dụng nhiều loại tên lửa hành trình, có thể đạt đến tốc độ siêu thanh (343 m/s), đủ sức phá hủy hạm đội tàu sân bay của Mỹ.

Dù chưa có chứng cứ rõ ràng làm thế nào tên lửa hành trình có thể tấn công bất ngờ các siêu tàu sân bay như USS Gerald R. Ford, nhưng những thiệt hại nghiêm trọng là không thể tránh khỏi.

NI: Điểm yếu của siêu tàu sân bay Mỹ khiến TQ có thể đánh bại không tốn một viên đạn - Ảnh 1.

Giá thành quá cao của dự án USS Gerald R. Ford bị cho là điểm yếu lớn nhất của siêu tàu sân bay này (Ảnh: Daily Mail)

Trong 10 năm qua, tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) chính là bước phát triển công nghệ quân sự quan trọng nhất. DF-21D của Trung Quốc được cho là có thể tấn công tàu sân bay của Mỹ từ khoảng cách 900-1500 km với vận tốc Mach 10 (gâp 10 lần tốc độ âm thanh) và thâm nhập được vào một vài hệ thống phòng thủ hiện nay.

Với sự phát triển của những loại tên lửa tương tự DF-21D từ đối thủ đã buộc Hải quân Mỹ phải đánh giá lại vai trò của tàu sân bay trong các cuộc chiến cường độ cao.

Bên cạnh đó, tác giả Farley chỉ ra 2 vấn đề cho phép Nga, Trung Quốc "ngồi yên" chờ sự thất bại trong Chính sách tàu sân bay của Washington.

Giá thành vượt ngưỡng

Theo Farley, chi phí để đóng siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford vào khoảng 13 tỉ USD, chưa bao gồm phi đội bay trên tàu bao gồm máy bay chiến đấu F-35C, F/A-18E/F và các loại máy bay khác.

Có thể thấy chi phí giành cho một tàu sân bay như vậy là vô cùng lớn, cùng với đó là hạm đội tàu hộ tống khiến chí phí bị đội lên càng cao. Trong khi số lượng tàu sân bay được tạo ra ngày càng nhiều thì ngân sách quốc phòng ngày càng giảm xuống.

Thời gian để đóng tàu USS Gerald R.Ford cũng bị kéo rất dài bởi trong quá trình thiết kế và lắp đặt cần cập nhật trên tàu các Công nghệ mới nhất. Tàu sân bay USS Nimitz cũng gặp phải tình trạng tương tự.

Mỹ phải cẩn trọng quá mức

Có lẽ Nga và Trung Quốc không cần phải thực hiện những cuộc chiến chống tàu sân bay cũng có thể làm cho những mẫu hạm này biến mất.

Đánh giá tổng quan tất cả các yếu tố nêu trên, bao gồm các hệ thống vũ khí có thể đánh chìm tàu sân bay và giá thành quá cao, sẽ buộc Mỹ hết sức cẩn trọng trong sử dụng tàu sân bay.

Khi có xung đột, Tổng thống cũng như các tướng lĩnh hải quân Mỹ có thể sẽ rất lo ngại trước thực tế tàu sân bay dễ bị tổn hại và trở nên e dè hơn trong việc điều động. Chính điều này đã biến giá trị khổng lồ của tàu sân bay Mỹ thành điểm yếu lớn nhất của nó: Chiếc tàu trở thành tài sản quá quan trọng để chấp nhận bị thiệt hại.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news