Tin mới

Nobel kinh tế 2014: Thuần hoá các công ty độc quyền

Thứ tư, 15/10/2014, 08:24 (GMT+7)

Giải Nobel Kinh tế 2014\ncông bố ngày 13/10 đã vinh danh Giáo sư Jean Tirole, người đặt nền móng cho luật\nchơi giữa Chính phủ, thị trường và các doanh nghiệp đại gia. Đặc biệt, công trình nghiên cứu của ông đã đề ra các\nchính sách “thuần hóa” các tập đoàn, công ty có sức mạnh thị trường hoặc độc\nquyền.

Giải Nobel Kinh tế 2014 công bố ngày 13/10 đã vinh danh Giáo sư Jean Tirole, người đặt nền móng cho luật chơi giữa Chính phủ, thị trường và các doanh nghiệp đại gia. Đặc biệt, công trình nghiên cứu của ông đã đề ra các Chính sách “thuần hóa” các tập đoàn, công ty có sức mạnh thị trường hoặc độc quyền.

 

Mô hình cũ bị các nhà độc quyền thống lĩnh

Công trình của Jean Tirole đã được nhen nhóm từ những năm 1980. Ông với một người nữa là Jean-Jacques Laffont – một nhà kinh tế người Pháp đã cùng nhau nghiên cứu và công bố vào năm 1993.  Đây là mô hình về sự can thiệp của Chính Phủ vào các nhóm độc quyền, trong đó Chính Phủ không kiểm soát giá, nhưng có những biện pháp cho doanh nghiệp chọn cơ chế giá và hợp đồng với doanh nghiệp để khuyến khích hạ giá.

Trước khi chưa có mô hình của Jean Tirole, chúng ta đã từng tin tưởng rằng, kế hoạch hóa tập trung là giải pháp tối ưu cho nền kinh tế. Tất cả tuân theo kế hoạch của Chính phủ.  Những khái niệm về cạnh tranh hay markering còn hết sức xa lạ, ngay cả trong các trường đại học kinh tế.

Đến thời kỳ thị trường tự do, người ta lại tin rằng thị trường có thể tự điều tiết mà không cần Chính Phủ can thiệp. Đến lúc phải đối mặt với những hiện tượng như, độc quyền nhóm, một vài doanh nghiệp thống lĩnh cả thị trường thì các niềm tin đó lại thay đổi.

Ông Jean Tirole , chủ nhân giải Nobel kinh tế năm 2014 - Ảnh: Bloomberg 

Người ta tin rằng, các nhà độc quyền sẽ tăng giá để tăng lợi nhuận. Và nếu tăng giá thì xã hội sẽ bị thiệt hại. Chính phủ lại được cầu cứu để can thiệp vào thị trường, nhưng Chính phủ cũng không dễ can thiệp.

Chẳng hạn như việc Micosoft độc quyền. Trên thế giới không ai muốn có sự độc quyền này cả. Thậm chí, họ vừa dùng vừa ấm ức vì có cảm giác phải trả giá cho độc quyền. Nhưng, có Chính Phủ nước nào dám đứng ra để quy định mức giá cho sản phẩm của Micosoft. Nếu có thì lấy gì để đảm bảo mức giá đó là giá hợp lý? Câu chuyện sẽ càng phức tạp nếu có một nhóm các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường. Làm cách nào để các nhà độc quyền nhóm không liên kết với nhau tăng giá, đồng thời vẫn tạo động lực để mỗi doanh nghiệp cố trở nên hiệu quả hơn?

Trước Tirole, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đã luôn tìm cách đặt ra quy định cho tất cả ngành công nghiệp. Họ ưu tiên các chính sách đơn giản, như áp giá trần cho các công ty độc quyền hay cấm các đối thủ hợp tác với nhau, đồng thời cho phép liên kết giữa các công ty có vai trò khác nhau trong chuỗi giá trị.

Cụ thể, trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp giỏi hơn sẽ lớn mạnh dần lên và chiếm vị thế thống lĩnh. Khi thị trường rơi vào thế độc quyền, Chính phủ lại phải can thiệp. Mà cách can thiệp thông thường nhất của các Chính phủ là quy định giá hay quy định mức lợi nhuận cho các nhà độc quyền.

Giải pháp trên bị chỉ trích khá nhiều. Bởi qui định mức giá sẽ làm cho doanh nghiệp nào hiệu quả thu được siêu lợi nhuận, trong khi bảo vệ và miễn thuế cho các doanh nghiệp không hiệu quả. Kiểm soát lợi nhuận sẽ làm cho các doanh nghiệp mất động lực cắt giảm chi phí.

 

Tirole, sau đó cũng đã chỉ ra các biện pháp này có thể hoạt động tốt trong một số điều kiện nhất định, nhưng sẽ khiến thị trường tổn thương trong những trường hợp còn lại. Áp giá trần có thể khiến các công ty tìm cách giảm chi phí. Việc này tốt cho xã hội. Nhưng cũng sẽ khiến lợi nhuận của công ty tăng vọt. Điều này cũng lại có hại với xã hội. Hợp tác thao túng giá trên thị trường là có hại, nhưng hợp tác về sáng chế lại có lợi. Việc sáp nhập một công ty với nhà cung cấp của chính họ có thể thúc đẩy sáng tạo, nhưng cũng sẽ bóp méo cạnh tranh.

 

Mô hình mới áp dụng sẽ giảm cảm giác bị móc túi

Theo phân tích của Jean Tirole, các doanh nghiệp có sức mạnh thống trị thị trường đã cung cấp một lý thuyết thống nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các vấn đề chính sách cốt lõi như, các Chính Phủ nên xử lý các vụ sáp nhập doanh nghiệp thế nào?; các tập đoàn, công ty nên điều hành các công ty độc quyền như thế nào?.

Lâu nay, người tiêu dùng luôn có cảm giác bị móc túi vì tính độc quyền.

Công trình của Jean Tirole cũng đã làm rõ cách thức để hiểu và điều tiết các ngành công nghiệp chỉ với một số ít các doanh nghiệp quyền lực. Mặt khác,  giải thích cho các nhà chức trách cách thức đối phó với vấn đề sát nhập tập đoàn và điều chỉnh sự độc quyền. 

Dựa vào đó, các nhà chức trách cũng có thể giúp cho những tập đoàn lớn hoạt động với năng suất cao hơn. Đồng thời, ngăn chặn việc các công ty đối thủ “chơi đểu” nhau, gây thiệt hại cho khách hàng.

Công trình của Tirole đã có từ lâu nhưng ít được áp dụng. Nguyên nhân có thể vì mức độ phức tạp vượt trên tầm các cơ quan quản lý, một phần vì người ta vẫn không tin lắm.

Lâu nay, người tiêu dùng luôn có cảm giác bị móc túi (dù có hay không) bởi độc quyền. Tuy nhiên, độc quyền vẫn tồn tại trên thế giới. 

Khi giải Nobel kinh tế năm 2014 được trao cho Jean Tirole, người tiêu dùng các nước lại hy vọng những cơ chế kiểm soát độc quyền được áp dụng. Như vậy họ sẽ giảm đi cảm giác bị móc túi.

Theo Phan Thuỷ (Tổng hợp)/Người đưa tin

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news