Tin mới

Nuôi khát vọng biến "gà công nghiệp" thành... "đại bàng"?

Thứ ba, 26/05/2015, 12:09 (GMT+7)

Trước nhu cầu muốn con em mình theo học các lớp rèn kỹ năng sống (KNS), các trung tâm đào tạo kỹ năng sống mọc lên như “nấm sau mưa”, đặc biệt vào thời gian nghỉ hè.

Trước nhu cầu muốn con em mình theo học các lớp rèn kỹ năng sống (KNS), các trung tâm đào tạo Kỹ năng sống mọc lên như “nấm sau mưa”, đặc biệt vào thời gian nghỉ hè.

Trước nhu cầu muốn con em mình theo học các lớp rèn kỹ năng sống (KNS), các trung tâm đào tạo kỹ năng sống mọc lên như “nấm sau mưa”, đặc biệt vào thời gian nghỉ hè. Điều đó khiến không ít phụ huynh muốn đăng ký cho con em họ vào học tại các khóa đào tạo này lạc vào “mê hồn trận” của sự lựa chọn. 

Thượng vàng hạ cám “tự sướng” về kỹ năng “cứng”, “mềm”

Quả thật, để tìm và đăng ký tham gia một khóa đào tạo kỹ năng sống (KNS) không hề khó, chỉ cần một thao tác “nhấp chuột” trên máy tính đã có hàng trăm ngàn kết quả hiện ra với hàng loạt các trung tâm đào tạo KNS quảng bá trên đó. Nội dung đào tạo vô cùng phong phú, mức học phí đủ loại tùy vào thời gian mỗi khóa học, từ cơ bản đến nâng cao, chuyên sâu...

Học viên tham gia "Học kỳ quân đội" tại một trung tâm rèn KNS.

Cũng từ thông tin trên mạng, PV tìm đến trung tâm KNS T.Y. trên đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội nhằm tìm hiểu chương trình và tin tức về cách thức rèn KNS tại đây để xin cho con vào học. Theo người quản lý thông báo trung tâm này hiện đang có nhiều “gói” đào tạo KNS như khóa học kỹ năng mềm (gồm gói kỹ năng giao tiếp- MC, kỹ năng mềm giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức làm việc nhóm), khóa học kỹ năng sống (gồm gói huấn luyện kiềm chế cảm xúc, bồi dưỡng nhân cách tích cực, huấn luyện tư duy). Ngoài ra cũng theo lời giới thiệu thì trung tâm cũng có cả những lớp chuyên tiếng Anh, học nhạc... 

Khi PV nói “cậu con trai tháng 9 này chuẩn bị vào học lớp 1, tính nhút nhát, ít nói...” thì nhận được ngay lời gợi ý của người quản lý ở đây rằng, “anh nên chọn cho con gói kỹ năng giao tiếp-MC”. Anh này tiếp lời, “gói này đảm bảo giúp con tự tin giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ, học hỏi kỹ năng xử lý tình huống một cách nhanh chóng. Từ đó, hình thành cho con nhiều thói quen tích cực bổ trợ cho khả năng... lãnh đạo sau này?!”. 

PV cũng nhận được từ tay người quản lý một giáo trình của gói kỹ năng này. Xem lướt qua thấy thời lượng dành cho khóa học kỹ năng giao tiếp-MC là 20 buổi vào sáng, chiều, tối các ngày trong tuần từ thứ Hai đến Chủ nhật. Nội dung gồm rất nhiều mục nhỏ như: Huấn luyện kỹ năng MC – thuyết trình; Huấn luyện tư duy nhận thức sâu; Huấn luyện diễn đạt và trình bày chủ kiến; Huấn luyện kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời; Huấn luyện kỹ năng làm việc và lãnh đạo nhóm; Huấn luyện kỹ năng điều hành tổ chức phong trào vui chơi; Bồi dưỡng tính cách hài hước... 

Thấy PV còn phân vân, vị này tiếp lời: “Anh yên tâm khi học KNS ở đây khác so với nhiều trung tâm khác đấy. Các giảng viên đều là chuyên gia tâm lý, không huyễn hoặc cha mẹ và con cái để bộc phát có cảm xúc tức thời mà từng bước huấn luyện tư duy cho các em một cách kỹ lưỡng, bền chặt, nhằm điều chỉnh tốt nhất, tích cực nhất từng lối suy nghĩ, từng hành động... của các em. Mỗi em sẽ được thiết kế một kế hoạch huấn luyện riêng biệt sau khi chuyên gia tiếp cận và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các em và quan điểm của cha mẹ...”. 

Tuy nhiên khi qua tham quan các phòng trên tầng 2 của trung tâm này đều dễ nhận thấy một điều các giáo viên được cho là chuyên gia tâm lý đều rất trẻ. Học sinh được tổ chức học không khác gì ở các lớp trong trường mầm non. Hỏi một cô giáo tại phòng huấn luyện kiềm chế cảm xúc (thuộc gói kỹ năng sống) được biết cô vừa tốt nghiệp một trường cao đẳng mầm non!? 

Theo tìm hiểu của PV, tại hầu hết các trung tâm rèn KNS, kỹ năng nào cũng được người tư vấn quảng cáo là cần thiết cho cuộc sống của học viên: Từ kỹ năng thích nghi, ứng xử, thuyết trình, chăm sóc và yêu thương mọi người, giáo dục giới tính, cảm thụ nghệ thuật cho đến kỹ năng... thoát hiểm. 

Ngoài ra để “hà hơi” cho tiếng tăm của chính mình, không ít trung tâm đã thuê cả một “đội quân” đi rải tờ rơi cùng những lời tự sướng chưa được kiểm chứng như: “Trung tâm giáo dục kỹ năng sống hàng đầu”, “Cam đoan hoàn thiện kỹ năng”, “Kỹ năng sống đỉnh cao”... 

Song tất cả hầu như diễn ra tại một phòng nhỏ hẹp của trung tâm, trong phòng máy lạnh dưới sự diễn thuyết của diễn giả là nhân viên trung tâm, cùng với một vài dụng cụ trực quan làm bằng... nhựa hoặc học viên được hướng dẫn trải nghiệm sinh tồn thông qua các video được tải từ trên mạng xuống. 

Ép quá hóa... sốc

Trên thực tế, ở nhiều trung tâm, người ta dạy lý thuyết về KNS nhiều hơn là thực hành. Bàn về vấn đề này, chuyên gia Chu Thơm khẳng định, đối với các lớp KNS thì việc dùng giáo cụ trực quan và có cơ sở vật chất đầy đủ, phong phú là điều kiện tối cần thiết. 

Nếu giáo viên dạy “chay” thì trẻ khó hiểu, bởi tâm lý của các em chưa đủ để chỉ hiểu lời nói. Tôi biết là nhiều lớp học kỹ năng do một số người đứng lên tổ chức có chuẩn bị các giáo cụ trực quan, tuy nhiên, vì chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nên đến chính giáo viên cũng lúng túng trước việc dạy cho trẻ.

Nhiều câu hỏi của trẻ không được giáo viên trả lời thoả đáng nên nhiều em nhỏ không học được nhiều. Không phải cứ có tiền mở ra lớp là có thể dạy trẻ thành công, nếu có chuyên môn, giáo viên sẽ là một người bạn lớn dạy kỹ năng, tâm lý cho trẻ. 

Có thể thấy việc tổ chức cũng như đăng ký lựa chọn để tham gia vào một khóa rèn luyện KNS còn rất nhiều vấn đề. Bản thân không ít các trung tâm KNS sau lời quảng bá rầm rộ rơi vào trạng thái “khát” nội dung, thiếu nhân lực. Phụ huynh và học viên cảm thấy hụt hẫng sau khóa học vì chẳng hiểu KNS là gì? 

Chuyên gia tâm lý Chu Thơm cho biết trẻ con có đời sống tâm lý cực kỳ phức tạp và cần có một cách dạy khoa học nhưng mềm mỏng, nếu chưa có bằng cấp, đào tạo thì việc dạy học sẽ bằng... không. 

Hầu hết những người tự xưng là giáo viên tâm Lý Hiện nay đều chưa được đào tạo chính thống, họ cũng có thể là một nhóm các cô giáo tự nhóm lại với nhau để mở lớp hoặc tham gia lớp dạy kỹ năng sống, tâm lý khác hẳn với việc dạy văn hoá. Nếu không kiên trì, sẽ có tác dụng ngược lại và trẻ sẽ trở nên nóng tính hơn. 

Nhìn nhận vấn đề ở một góc độ khác, cô Nguyễn Thị Vinh, Phó hiệu trưởng trường MNTT Ánh Dương (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Bản thân những trẻ có những biểu hiện cảm xúc tiêu cực hay những tiền “rối nhiễu” sẽ có nguy cơ bị trầm cảm và căng thẳng... 

Nếu các bậc phụ huynh cố ép con em mình phải theo học những khóa “huấn luyện” không mong muốn, trẻ sẽ phản ứng ngầm. Điều này sẽ gây tác dụng ngược”. Cô Vinh cũng chia sẻ thêm: “Trong dịp hè, nếu thực sự muốn con trẻ có thêm KNS như hiểu được giá trị lao động, hiểu được công việc của người nông dân thì tốt nhất nên cho con về quê với ông bà hoặc những người thân tin cậy, vừa đỡ tốn kém, lại thực tế và hiệu quả. Các khóa học kỹ năng mềm đều hữu ích, tuy nhiên, không thể có một sự thay đổi hay hình thành thói quen nào đó chỉ với vài ngày hay một tuần của khóa học”.

Đi tìm nơi đào tạo KNS tốt nhất... 

Thạc sỹ Lê Thị Thanh Thủy, Học viện Thanh thiếu niên cho biết: 

“Theo tôi thì sẽ không có và không bao giờ có trung tâm dạy kỹ năng mềm nào chất lượng hơn chính gia đình mình, không có giảng viên tài năng nào dạy KNS cho trẻ bằng ông bà, bố mẹ chúng. Đơn giản bởi hình thức giáo dục KNS cần có không gian thích hợp để dạy cho trẻ. Trẻ chỉ biểu hiện KNS đấy trong gia đình, cộng đồng xã hội. 

Trong trường, lớp cũng có nhưng bị giới hạn về không gian, thời gian. Chúng ta khó có thể kiểm chứng được trong một thời gian vài tiếng, vài tuần của khóa học tại các lớp KNS lại có thể rèn hoặc trao cho trẻ đầy đủ KNS khi ra ngoài xã hội. Vì vậy, tôi nhấn mạnh lại rằng gia đình chính là nơi đào tạo rèn KNS cho trẻ tốt nhất”. 

T.Xuân – V. Hậu – L. Thành

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news