Tin mới

Obama cảnh báo cái giá Anh phải trả khi rời EU

Thứ bảy, 23/04/2016, 12:14 (GMT+7)

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 22/4 đã thẳng thắn kêu gọi Anh bỏ phiếu ở lại Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu dự kiến diễn ra ngày 23/6 tới. Ông cũng cảnh báo nếu Anh rời khối thì sẽ không thể trông cậy vào việc duy trì mối quan hệ kinh tế hiện nay với Mỹ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 22/4 đã thẳng thắn kêu gọi Anh bỏ phiếu ở lại Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu dự kiến diễn ra ngày 23/6 tới. Ông cũng cảnh báo nếu Anh rời khối thì sẽ không thể trông cậy vào việc duy trì mối quan hệ kinh tế hiện nay với Mỹ.

Đứng trên lập trường trực tiếp bất thường đối với hoạt động chính trị nội bộ của một nước khác, ông Obama khẳng định tư cách thành viên của Anh trong khối không giới hạn ảnh hưởng của Anh mà còn "phóng đại nó".

Phát biểu cạnh Thủ tướng David Cameron tại một cuộc họp báo, ông cũng trực tiếp giải quyết những hậu quả tiềm ẩn của nếu anh bỏ phiếu rời khối. Ông Obama nói rằng làm vậy sẽ đẩy Anh "trở lại vị trí xếp hàng" trong một thỏa thuận kinh tế với Mỹ, thách thức những người lập luật rằng Anh có thể nhanh chóng tái tạo những điều khoản có lợi theo ý thích như một thành viên của EU.

Ông Cameron đang dẫn đầu chiến dịch để Anh tiếp tục là một phần của châu Âu. Nhưng vấn đề này đã làm chia rẽ sâu sắc nội bộ đảng Bảo thủ của ông. Các cuộc thăm dò cho thấy kết quả có thể gay go, củng cố thêm những phát biểu của ông Obama.

Ông Obama đã nói rõ quan điểm về những lợi ích quốc gia của Mỹ đồng thời cố gắng ủng hộ ông Cameron. Nhưng sự tranh luận ngày càng khốc liệt, gay gắt. Ông Obama đã bị những người ủng hộ Anh ra đi gọi là kẻ "đạo đức giả", "tồi tệ".

Ông Obama lập luận rằng với tư cách bạn thân thì Mỹ có quyền đưa ra ý kiến để thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. "Một phần của việc là bạn bè đó là sự trung thực. Và nói một cách trung thực, kết quả cuộc trưng cầu đó là mối quan tâm sâu sắc đối với Mỹ bởi nó ảnh hưởng tới lợi ích của cả 2 nước chúng ta", ông nói.

Tổng thống Mỹ cũng đưa ra một câu hỏi là liệu "mối quan hệ đặc biệt giữa Washington và London có bị tổn hại nếu Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu?"

Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Irish Examiner

Ông Obama cũng không đưa ra bình luận về suy đoán của Thị trưởng London Boris Johnson - lãnh đạo của chiến dịch rời khỏi EU - nói rằng tổng thống Mỹ là không thân thiện với Anh do ông có gốc gác Kenya. Ngày 22/4, trong một bài bình luận đăng trên tờ The Sun, ông Johnson - người của đảng Bảo thủ - nói ông Obama đã gỡ bỏ một bức tượng bán thân của Winston Churchill khỏi phòng Bầu Dục bởi đó "là biểu tượng cho thấy tổng thống có gốc gác Kenya này không thích Đế quốc Anh, đất nước mà Churchill là hậu vệ nhiệt thành".

Ông Obama nói rằng mình đã thấy một bức tượng bán thân khác của Churchill mỗi ngày tại Nhà Trắng.

"Tôi yêu ông ấy", Obama nói. Nhưng với cương vị một vị tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên, ông "nghĩ sẽ thích hợp" khi đặt một bức tượng của Mục sư, tiến sĩ Martin Luther King Jr trong phòng Bầu Dục.

Về phần mình, ông Cameron mỉm cười và nói rằng "những câu hỏi dành cho ông Boris là những câu hỏi dành cho ông Boris, không phải dành cho tôi".

Thủ tướng Anh khen ngợi ông Obama về tình cảm và "lời khuyên khôn ngoan" của ông, đồng thời nói rằng Anh sẽ mạnh mẽ hơn khi tiếp tục là thành viên của EU và "Chúng ta càng mạnh, tình bạn đặc biệt của chúng ta với Mỹ càng sâu sắc". Ông Cameron cũng lưu ý rằng "thật khó để tìm thấy nước nào mong muốn những điều tốt đẹp đến cho nước Anh lại muốn chúng ta rời khỏi EU" và người Anh nên lắng nghe những người bạn của họ sau đó đưa ra sự lựa chọn.

Mối quan hệ an ninh, văn hóa, tình cảm và lịch sử mạnh mẽ với Anh sẽ tiếp tục cho dù cuộc bỏ phiếu có ra sao, ông Obama nói. Nhưng ông cũng nói rằng nước Mỹ đã bị thuyết phục rằng khi Anh là thành viên, Anh đã khiến một châu Âu đang run rẩy trở nên mạnh mẽ hơn, ổn định hơn và khối "đã tăng cường" "ảnh hưởng, sức mạnh, kinh tế" của Anh.

Ông lập luận rằng Mỹ đã chấp nhận những kiềm chế về chủ quyền của mình trong các tổ chức đa phương như NATO, Hội đồng Bảo an LHQ, G7, G20 và đã làm vậy vì lợi ích chung và cũng là vì lợi ích của Mỹ.

Những bình luận của ông Obama tại cuộc họp báo nhấn mạnh lập luận của ông đó là Anh mạnh mẽ hơn, ảnh hưởng hơn khi ở trong Liên minh châu Âu.

Quyết định bàn luận về vấn đề này trong suốt chuyến công du 2 ngày của ông Obama đã váp phải phản đối từ nhiều người ủng hộ chiến dịch rời khỏi EU. Ông Nigel Farage, lãnh đạo đảng Độc lập Anh nói rằng ông Obama "đừng xía vào chuyện người khác".

Một trong những phản ứng dữ dội nhất là của ông Johnson - người sinh ra tại Manhattan, giữ hộ chiếu Mỹ để làm công dân kép. Ông Johnson - thành viên Quốc hội Anh và có tham vọng thay thế ông Cameron - lập luận rằng Mỹ là quốc gia dân tộc truyền thống và sẽ không bao giờ chuyển một số chủ quyền của mình vào bất cứ tổ chức nào giống như EU.

Các quan chức Mỹ cho rằng đã có một cuộc tranh luận nội bộ Anh về ý kiến của ông Obama.

Xem thêm:

[mecloud] EmwsvO4ZkS[/mecloud]

Bảo Linh (Nytimes)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: EU Obama