Tin mới

Phán quyết của PCA đã thay đổi cuộc chơi trên Biển Đông

Thứ tư, 27/07/2016, 15:09 (GMT+7)

Bản phán quyết dài 500 trang của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện "đường lưỡi bò" của Philippines đối với Trung Quốc thực chất đã thay đổi cục diện Biển Đông theo hướng có lợi cho các nước bị Bắc Kinh chồng lấn lãnh hải.

Bản phán quyết dài 500 trang của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện "đường lưỡi bò" của Philippines đối với Trung Quốc thực chất đã thay đổi cục diện Biển Đông theo hướng có lợi cho các nước bị Bắc Kinh chồng lấn lãnh hải.

Vào ngày 12/7, PCA đã ra phán quyết trong vụ kiện "đường lưỡi bò" của Philippines đối với Trung Quốc. Một tuần trước đó, trong cuộc đối thoại Mỹ - Trung diễn ra tại Washington, cựu quan chức ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dai Bingguo lớn tiếng tuyên bố rằng phán quyết này sẽ chỉ là "một mẩu giấy vụn trong thùng rác". Thực tế, phán quyết này chẳng khác nào người thay đổi cuộc chơi trên Biển Đông.

"Người thay đổi cuộc chơi" được định nghĩa là một yếu tố mới làm thay đổi bối cảnh chiến lược của một thương vụ. Bằng cách thay đổi bố cục có sẵn, nó sẽ tái cơ cấu chiến lược và bản sắc của những người tham gia cuộc chơi, tạo ra một động lực mạnh mẽ để họ điều chỉnh hướng đi của mình. Người thay đổi cuộc chơi làm suy yếu khả năng của một vài bên nắm ưu thế và tăng cường cho các bên khác, cuối cùng làm thay đổi kết quả cuộc chơi.

Quyết định của PCA cũng đã thay đổi các quốc gia trong cuộc chơi Biển Đông theo 3 cách. Thứ nhất, phán quyết làm rõ ràng cục diện và đưa phần lớn diện tích Biển Đông khỏi tranh chấp. Cốt lõi của nó là, phán quyết bao gồm một số nội dung quan trọng giúp thực hiện điều này. Điểm quan trọng nhất là phán quyết khẳng định "đường lưỡi bò" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và Trung Quốc cũng không có "chủ quyền lịch sử" đối với vùng biển này. Phán quyết cũng nói rằng không một thực thể nào ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, có thể tạo ra thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).

Hôm 12/7, Tòa PCA đã ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" phi lý cũng như chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: PCA

Như vậy, với những phán quyết trên, một vùng rộng lớn trên Biển Đông rõ ràng không tồn tại tranh chấp. Trên thực tế, phán quyết đã giảm khu vực tranh chấp trên Biển Đông từ 80% xuống còn 20%.

Bằng cách làm rõ tình trạng pháp lý của hầu hết diện tích Biển Đông, phán quyết đã đi một chặng đường dài trong việc làm sáng tỏ điều gì là hợp pháp và bất hợp pháp. Chẳng hạn, phán quyết chỉ ra rằng việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa đã vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) và Trung Quốc đã vi phạm pháp luật khi cản trở Philippines thăm dò dầu khí.

Mặc dù phán quyết của PCA là về các vấn đề giữa Philippines và Trung Quốc, song cũng có ý nghĩa trực tiếp đối với các bên khác ở Biển Đông. Theo như phán quyết, Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý để đồi chủ quyền đối với bãi cạn James Shoal, nơi cách 43 hải lý từ bờ biển Malaysia mà Trung Quốc tự nhận là lãnh thổ cực nam. Điều này cũng tương tự với nhiều thực thể khác đang chìm dưới nước. Đặc biệt, việc Bắc Kinh mở cửa dự thầu 9 lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam hồi năm 2012 cũng bị coi là vi phạm pháp luật nếu Hà Nội đưa vấn đề này ra tòa án.

Thứ hai, phán quyết buộc các bên hoặc phải đứng về phía luật pháp quốc tế, hoặc phải chống lại nó, thu hẹp đáng kể khả năng những người ủng hộ và những người phản đối. Trung Quốc và Đài Loan, vì bảo vệ chủ quyền phi pháp, đã lớn tiếng tuyên bố không chấp nhận phán quyết của tòa. Theo The Diplomat, nếu tiếp tục chối bỏ phán quyết, cả Trung Quốc và Đài Loan sẽ phải trả giá.

Phán quyết cũng hạn chế lựa chọn của những người ủng hộ và những người phản đối luật pháp quốc tế. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho đàm phán giữa các bên ủng hộ phán quyết, song cũng khiến cho đàm phán giữa bên ủng hộ và bên phản đối trở nên khó khăn hơn.

Phán quyết cũng nói rằng không một thực thể nào ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, có thể tạo ra thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).

Sau khi lên cầm quyền, tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chủ trương sẽ đàm phán với Trung Quốc về những tranh chấp trên Biển Đông. Nếu ông đề xuất một sự thăm dò chung trên cơ sở khu vực đó là vùng EEZ của Philippines, Trung Quốc sẽ không chấp nhận. Nhưng nếu ông đồng ý chia sẻ tài nguyên với Trung Quốc dưới tiền đề "gác tranh chấp", thỏa thuận của ông chắc chắn sẽ bị Tòa án tối cao Philippines phán quyết là bất hợp pháp. Chiến thuật đàm phán ưa thích của Trung Quốc là "Gác tranh chấp và tìm kiếm phát triển chung" hiện tại đã không thể áp dụng được ở bất cứ đâu.

Thứ ba, bản án đã tạo ra một nền tảng vững chắc và là động lực mạnh mẽ cho sự hợp tác giữa các bên ủng hộ phán quyết để thực thi nó. Những bên ủng hộ phán quyết có thể là những nước cùng chia sẻ chung một mục tiêu ngăn Trung Quốc biến Biển Đông thành "ao nhà". Tuyến đầu bao gồm các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Nhật Bản và Mỹ. Nhưng nhóm này cũng bao gồm Australia, Ấn Độ, các quốc gia lớn của châu Âu như Pháp và Anh, và một số nước Đông Nam Á như Singapore và Indonesia.

Trước khi có phán quyết của PCA, các nước đều bị hạn chế trong việc tăng cường hợp tác để đạt được mục tiêu chung của họ. Chẳng hạn, Mỹ bị hạn chế bởi nguyên tắc không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ, miễn cưỡng thừa nhận sự phản đối của họ đối với "đường 9 đoạn" dù đây chính là trở ngại cho tự do hàng hải của Washington. Với việc PCA bác bỏ "đường lưỡi bò", Philippines, Malaysia và Việt Nam bây giờ hoàn toàn hợp pháp khi mời Washington, Tokyo và New Delhi giúp đỡ họ trong vùng EEZ bởi hành động này của họ là duy trì luật pháp quốc tế. Nếu trước phán quyết, hợp tác giữa các nước này bị xem là đứng về bên nào đó chống lại Trung Quốc, thì giờ, đó được xem như là một nỗ lực để duy trì trật tự pháp lý quốc tế.

Các tàu Trung Quốc hoạt động phi pháp trên Biển Đông

Một quan điểm phổ biến về hiệu quả của phán quyết này là mặc dù nó mang tính ràng buộc, nhưng không có hiệu lực, đặc biệt khi Trung Quốc đã lớn tiếng bác bỏ nó. Thế nhưng, luật pháp thu hút những tín đồ riêng của nó và tạo ra những người bảo vệ nếu nó phục vụ lợi ích của họ.

Hơn nữa, tính hợp pháp của phán quyết như luật pháp quốc tế và sự liên kết của nó với lợi ích chiến lược của một số nước chủ chốt trong khu vực sẽ tạo ra cơ chế để thực thi của nó. Những cơ chế này có thể dưới ba dạng chính: áp lực ngoại giao, biện pháp trừng phạt kinh tế, và đối trọng chính trị và quân sự.

Chắn chắn rằng, áp lực ngoại giao sẽ không đủ để thay đổi hành vi của Trung Quốc. Biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc lại càng không khả thi và thực tế là không thể thực hiện. Trung Quốc đã thay thế Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu, trở thành đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các nước ở châu Á. Chẳng quốc gia nào sẵn sàng ngừng giao dịch với đối tác thương mại hàng đầu của mình.

Nhưng ít nhất, rõ ràng triển vọng về một đối trọng mạnh mẽ với Trung Quốc hiện giờ khả thi hơn với quyết định thuận lợi từ tòa quốc tế. Một liên minh quốc tế thực thi luật pháp quốc tế có thể xuất hiện khi Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chủ quyền lịch sử phi lý với "đường lưỡi bò" và bất chấp phán quyết. Liên minh này không cần phải là liên Minh Quân sự như NATO. Một mạng lưới dày đặc quan hệ đối tác an ninnh song phương, đa phương, có liên quan đến một số cường quốc và các quốc gia chủ chốt trong khu vực có thể đặt ra thách thức lớn đối với sức mạnh của Trung Quốc.

Lê Huyền (The Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news