Tin mới

Anh hùng chiến tranh trên thế giới được gì sau chiến tranh?

Thứ ba, 08/04/2014, 14:02 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Anh hùng\nchiến tranh là những người có công lao to lớn trong việc đóng góp bảo vệ độc lập chủ\nquyền đất nước. Họ xứng đáng được kính trọng và nhận được phúc lợi hợp lý từ\nchính phủ và xã hội. Vậy, hãy cùng tìm hiểu chính sách trao thưởng và vinh danh\nnhững anh hùng chiến tranh ở một số nước trên thế giới.

(Tinmoi.vn) Anh hùng chiến tranh là những người có công lao to lớn trong việc đóng góp bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước. Họ xứng đáng được kính trọng và nhận được phúc lợi hợp lý từ chính phủ và xã hội. Vậy, hãy cùng tìm hiểu Chính sách trao thưởng và vinh danh những anh hùng chiến tranh ở một số nước trên thế giới.

Các đặc ân của Danh hiệu Anh hùng Liên Xô

Các cá nhân (kể cả người mang quốc tịch các nước không thuộc Liên Xô) có thành tích đặc biệt xuất sắc trong việc thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu cho Liên bang Xô Viết sẽ được nhận danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết, gọi tắt là Anh hùng Liên Xô là danh hiệu vinh dự cao nhất của Chủ tịch đoàn Xô viết Tối cao của Liên Xô.

Còn đối với các lực lượng quân đội và cho cả dân sự, những cá nhân hặc tập thể có nhiều thành tích cống hiến cho USSR hoặc đoàn thể xã hội chủ nghĩa sẽ được nhận Huân chương Sao Vàng, Huân chương Lenin và một bằng chứng nhận của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô.

Trong trường hợp các cá nhân tiếp tục được nhận phần thưởng này một lần nữa, thì người được trao tặng sẽ được nhận Huân chương Sao Vàng loại hai, nhưng sẽ không được nhận thêm huân chương Lenin loại hai nữa. Thay vì đó, người được trao tặng phần thưởng lần này sẽ được tạc một bức tượng bán thân của chính mình để dựng lên ngay chính nơi họ được sinh ra.

Huân chương Sao vàng được trao tặng lần thứ hai đã bị quyết định hủy bỏ bởi Xô Viết tối cao Liên Xô vào năm 1988. Chiếc huân chương được làm bằng vàng, các phần khác bằng bạc và được mạ vàng, ngoài ra còn có nhiều đặc quyền khác cũng được gắn liền với những người đã được trao tặng phần thưởng cao quí này. Các quyền lợi khác của phần thưởng này còn gồm các đặc ân: trợ cấp, tiền tuất… cho người thân trong trường hợp người được trao tặng đã hy sinh, những người thân của họ sẽ được ưu tiên hàng đầu về nơi ăn chốn ở và được giảm 50% số tiền thanh toán, giảm các loại thuế.

Đến năm 1985, quyết định miễn hoàn toàn các loại thuế, được phân chia thêm 15 mét vuông diện tích ở cho mỗi người, được miễn phí hàng năm vé khứ hồi hạng nhất cho chuyến đi xa, được miễn phí hoàn toàn vé xe buýt, được miễn phí hàng năm cho những kỳ đi viện điều dưỡng hoặc bệnh xá cũng như cho những nơi giải trí và trợ cấp y tế.

Tổng cộng đã có 12.745 người được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Những người đầu tiên được phong Anh hùng Liên Xô là phi đội bay của các phi công Anatoly Vasilyevich Liapidevsky (bằng Anh hùng số một), Sigizmund Aleksandrovich Levanevsky, Vasili Molokov, Mavrikiy Slepnev, …

Trung tá Stanislav Petrov – người ngăn chặn chiến tranh thế giới lần thứ III

Trung tá quân đội Xô viết Stanislav Yefgrafovich Petrov sinh năm 1939, chủ nhân của giải thưởng Công dân thế giới đặc biệt và Giải thưởng Dresden, là người đã có công ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm năng giữa Liên Xô và Mỹ năm 1983.

Ngày 21/5/2004 tại Moskva, Hiệp hội các công dân toàn thế giới, một tổ chức quốc tế có trụ sở ở San Francisco đã trao cho Petrov giải thưởng Công dân thế giới cùng với cúp và khoản tiền thưởng tượng trưng là 1.000 USD. Đây có thể coi như một sự thừa nhận công lao của anh trong việc ngăn chặn một thảm hoạ toàn cầu.

Nữ anh hùng Harriet Tubman

Nữ anh hùng Harriet Tubman

Là một trong những nữ anh hùng nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ, Harriet Tubman có lẽ là cựu nô lệ da đen nổi tiếng nhất ở Nam Carolina khi chỉ dẫn và giúp hơn 300 người (trong đó có cả cha mẹ mình) đến với tự do bằng các con đường bí mật được gọi là “đường sắt ngầm” trong những năm 1850.

Tubman vô cùng dũng cảm khi đã vùng lên, trốn thoát khỏi chế độ nô lệ vào năm 1849 và thành lập một mạng lưới gián điệp rộng lớn cho lực lượng liên minh miền Bắc trong suốt thời gian diễn ra cuộc nội chiến.

Vào tháng 6/1863, Tubman đã dẫn đầu một nhóm vũ trang tiến hành đột kích làm gián đoạn đường cung cấp lương thực, đạn dược của lực lượng miền Nam và giải phóng hơn 700 nô lệ ở khu đồn điền gạo dọc sông Combahee, Nam Carolina.

Tuy nhiên, sau cuộc nội chiến, Tubman chỉ được trao thưởng 200 USD trong ba năm làm điệp viên cho lực lượng miền Bắc cũng như bị chính quyền từ chối cấp tiền trợ cấp với những đóng góp trong cuộc nội chiến. Với số tiền ít ỏi đó, cô buộc phải bán bánh nướng, bánh gừng và nước trái cây để sinh tồn.

Nữ điệp viên xuất sắc Elizabeth Van Lew

Nữ điệp viên xuất sắc Elizabeth Van Lew

Elizabeth Van Lew là nữ điệp viên xuất sắc cho chính phủ liên bang miền Bắc, Mỹ. Khi chiến tranh nổ ra , Van Lew và mẹ bắt đầu đem quần áo, thực phẩm và thuốc men cho tù nhân thuộc lực lượng miền Bắc bị giam cầm trong nhà tù của phe miền Nam ở Richmond. Cô đã giúp một số người bỏ trốn khỏi đó hay tuồn thư từ và thu thập thông tin giá trị về lực lượng miền Nam từ tù nhân và nhân viên an ninh. Sau đó, cô truyền tin cho lực lượng miền Bắc.

Cuối năm 1863, Van Lew được tuyển thành điệp viên và nhanh chóng trở thành người đứng đầu mạng lưới gián điệp ở Richmond.

Nữ điệp viên Van Lew thuyết phục nhiều người tham gia mạng lưới tình báo của mình trong đó có một quan chức cấp cao làm việc ở nhà tù Libby. Tháng 4/1865, lực lượng Liên minh miền Bắc giành được quyền kiểm soát Richmond nhờ những thông tin tình báo quan trọng mà Van Lew thu thập được.

Nhờ vậy, Van Lew nhận được một khoản tiền thưởng nhỏ từ chính phủ để ghi nhận công trạng. Do đóng góp phần lớn tài sản riêng trong quá trình làm điệp viên nên sau thời kỳ tái thiết, cô sống trong cảnh bần hàn. Những ngày cuối đời, cô phải sống dựa vào sự hỗ trợ tài chính từ một số gia đình Boston giàu có từng được cô giúp đỡ trong thời kỳ nội chiến. Cô nhận sự hỗ trợ tiền bạc đó cho đến khi qua đời vào năm 1900.

Các cựu chiến binh Thế chiến II ở Nga

65 năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ II, hơn 50.000 cựu chiến binh Nga vẫn phải sống trong điều kiện “kinh khủng”.

Rất nhiều cựu chiến binh nóng lòng đề nghị một điều kiện sống tốt hơn, nhưng vẫn chưa thể thành công. Aleksandr Shirenin là một trong những cựu chiến binh còn sống từ thời Thế chiến II ở Ryazan. 43 nămsau, ông nhận được một căn hộ có 2 phòng với diện tích 56 mét vuông. Hiện ông sống cùng gia đình gồm 8 thành viên.

4 thế hệ trong gia đình cựu binh Shirenin đành chia sẽ cùng nhau căn hộ bé, với điều kiện mất vệ sinh, thậm chí họ còn sống cùng vật nuôi chồng chất lên nhau.

Ông chia sẻ: “Vào này Độc lập hàng năm, tôi nhận được thiệp chúc mừng từ điện Kremlin và chính quyền địa phương. Mọi người tặng hoa và họ chắc chắn biết rằng cuộc sống cho 8 người khó khăn ra sao, nhưng không ai nói gì. Tôi vẫn hy vọng rằng ông Putin giữ lời hứa của mình.”

Chính phủ đã hứa với gia đình ông Aleksandr rằng họ sẽ được sống trong căn hộ rộng gấp 5 lần, nhưng chính quyền địa phương cho biết họ không thể làm gì khi không nhận được chỉ thị từ cấp trên.

Trong khi, thời gian cho những anh hùng của Thế chiến II không còn nhiều. Hầu hết đã 80 tuổi, và nhiều người không còn hy vọng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vào tháng 5/2008, khoảng 855.000 cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II ở Nga. Nhưng họ vẫn đang trông chờ vào lời hứa hẹn của chính phủ Nga, và muốn để lại cho những hậu duệ của mình nhiều thứ hơn là chỉ những ký ức của những người anh hùng.

Một số trường hợp khác

Tuy ở các quốc gia khác nhau song nhiều trường hợp anh hùng chiến tranh khác phải sống trong điều kiện thiếu thốn, thiếu hụt các phúc lợi từ chính phủ. Như, bà Dolia Gozalez, đang đấu tranh với chính phủ vì họ yêu cầu bà trả lại số tiền mai táng cho người con trai đã hy sinh trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Mỗi tháng bà nhận được chi phiếu trị giá 54 USD cho đến khi nó ngừng lại vào năm 1992 tổng cộng là 260 USD. Con trai bà, anh Gonzalez là một trung sĩ hải quân, đã được trao tặng Huy chương Danh dự.

Hay với cựu phi công máy bay chiến đấu RAF xuất sắc trong thế chiến II, Branse Burbridge. Gia đình ông đã bất đắc dĩ phải bán đi từng chiếc huy chương nhằm chuẩn bị khoản tiền 120.00 USD cho những năm cuối đời của ông.

Ông William Buckley, phục vụ quân đội 16 năm, 6 năm phục vụ trong tổ chức gìn giữ hòa bình ở Bosnian và Chiến tranh vùng vịnh II đang sống bằng 15 bảng Anh trong 1 tuần, và 364 bảng/tháng hiện đã phải giảm xuống 60 bảng vì chi phí cho lũ trẻ.

Phần thưởng cho các anh hùng chiến tranh trên thế giới

Cựu binh sĩ của cuộc chiến tranh Vùng Vịnh William Buckley

Ông Buckley nói: “Tôi chỉ đang thất vọng. Bạn nghĩ xem bạn đã mạo hiểm cuộc sống của mình, sau đó bạn trở về nhà và được đối xử như bạn chẳng tham gia cuộc chiến tranh nào cả.”

C.K (Dịch và tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.