Tin mới

Phát hiện dấu vết của người Việt cổ cách nay gần 1 triệu năm

Thứ ba, 12/04/2016, 11:52 (GMT+7)

Từ niên đại của các di tích khảo cổ, các chuyên gia khẳng định cách đây trên dưới 80 vạn năm đã có sự xuất hiện của cộng đồng các cư dân Việt cổ tại Gia Lai.

Từ niên đại của các di tích khảo cổ, các chuyên gia khẳng định cách đây trên dưới 80 vạn năm đã có sự xuất hiện của cộng đồng các cư dân Việt cổ tại Gia Lai.

Sáng ngày 11/4, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã công bố kết quả sơ bộ việc phát hiện gây chú ý về sự xuất hiện của con người tại Việt Nam.

Thông tin trên được báo Dân Trí, Người Lao Động, Dân Việt đăng tải. Cụ thể, từ tháng 6/2014, đoàn cán bộ của Viện Khảo cổ học cùng với Viện Khảo cổ học Dân tộc học Novosibirsk, Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Liên bang Nga đã khảo sát và phát hiện trên 20 di tích, trong đó có 5 di tích thời đại Đá cũ ở thị trấn An Khê, tỉnh Gia Lai.

Rìu tay được phát hiện ở xã An Khê, Gia Lai.

Tại di tích Gò Đá (phường An Bình, thị xã An Khê), đã phát hiện 58 hiện vật đá, cùng 21 mảnh hóa thạch phân bố trong lớp văn hóa chứa công cụ đá, được cho là rơi từ vũ trụ xuống khi các tầng văn hóa đã và đang hình thành.

Tại cụm di tích Rộc Rưng (Xã Xuân An, thị trấn An Khê) gồm Rộc Rưng 1, Rộng Tưng 4 đã thấy 123 hiện vật đá, 127 mảnh hóa thạch.

Theo các chuyên gia, niên đại của các di tích khảo cổ này cách đây trên dưới 1 triệu năm, những mảnh hóa thạch có tuổi từ 77 đến 80 vạn năm. Điều này khẳng định cách đây trên dưới 80 vạn năm đã có sự xuất hiện của cộng đồng các cư dân Việt cổ.

Các chuyên gia cũng cho cho rằng, tổ hợp công cụ và niên đại của di tích An Khê tương đương với giai đoạn Người vượn đứng thắng- một trong những tổ tiên trực tiếp của người hiện đại trên thế giới.

Tại buổi công bố, PGS-TS Nguyễn Giang Hải, Viện trưởng Viện Khảo cổ học khẳng định, những phát hiện này có ý nghĩa không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn là niềm tự hào của cả khu vực Đông Nam Á.

H.Yen (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: mảnh hóa thạch