Tin mới

Phát hiện hố đen "mắc ói" vì nuốt một ngôi sao

Thứ hai, 30/11/2015, 10:52 (GMT+7)

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi lại được cảnh một hố đen nuốt một ngôi sao sau đó "ợ" nó ra.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi lại được cảnh một hố đen nuốt một ngôi sao sau đó "ợ" nó ra.

Hố đen khổng lồ nuốt một ngôi sao sau đó "nôn" ra cột lửa. Ảnh: NASA

Các nhà thiên văn học đã ghi lại được  cảnh một hố đen nuốt một ngôi sao sau đó "nôn" nó trở lại. Đây là lần đầu tiên họ ghi nhận hiện tượng này.

Họ đã theo dõi ngôi sao lớn như Mặt trời của chúng ta khi nó bị kéo ra khỏi quỹ đạo thông thường và bị một hố đen siêu lớn nuốt chửng. Sau đó, họ thấy một cột lửa tốc độ cực lớn được đẩy ra ngoài, thoát khỏi mép hố đen.

Các nhà khoa học đã từng nhìn thấy những hố đen nuốt chửng những ngôi sao và cũng từng thấy những luồng vật chất trước đó.

Nhưng đây là lần đầu tiên họ thấy luồng bức xạ nóng đi ra ngay sau đó. Luồng vật chất và ngôi sao bị nuốt ngay sau đó không có liên kết gì với nhau.

"Những sự kiện như thế này là cực kỳ hiếm", Sjoert van Velzen, người đứng đầu phân tích cho biết. "Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy tất cả mọi thứ từ việc phá hủy một ngôi sao đến khi một dòng chảy hình nón, còn được gọi là luồng vật chất thoát ra ngoài. chúng tôi đã quan sát hiện tượng này trong vài tháng".

Những hố đen khổng lồ được tin là tồn tại ở rìa của những thiên hà lớn nhất. Cái mà các nhà khoa học quan sát được nhỏ hơn những cái khác, chỉ gấp 1 triệu lần so với mặt trời nhưng vẫn đủ khả năng để nuốt chửng một ngôi sao dễ dàng.

Nhóm này đã quan sát một ngôi sao bị nuốt trên Twitter từ tháng 12/2014. Ngay sau đó, ông van Velzen đã theo dõi hố đen và dùng kính thiên văn radio để ghi lại các hiệu ứng.

Nhóm nghiên cứu chắc chắn rằng ánh sáng bùng nổ đột ngột mà họ nhìn thấy là từ một ngôi sao bị mắc kẹt.

Bảo Linh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Hố đen thiên văn